Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bền đẹp sau 10 năm

Thị trường 24/05/2016 16:35

Phố đi bộ tại đường Tôn Dật Tiên (khu Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM) dài 1.500 m, sử dụng đã 10 năm nay nhưng vẫn còn khá mới.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có diện tích trên 6 km2 được xem là đô thị sinh thái tốt nhất tại TP HCM và là nơi tập trung nhiều cư dân có thu nhập cao.

Phú Mỹ Hưng là bước đầu của chương trình mở rộng TP HCM về hướng Nam, tiến ra biển theo xu hướng các đô thị lớn trên thế giới. Việc xây dựng đô thị này là  yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển toàn diện khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Nam gồm TP HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, để hình thành thêm một trung tâm đô thị có đầy đủ chức năng về tài chính, thương mại, dịch vụ, cư trú, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật cao và du lịch quốc tế ở Việt Nam.

Phú Mỹ Hưng là đô thị có đầy đủ hạ tầng cơ sở cần thiết, chức năng hoàn chỉnh với một cộng đồng dân cư hiện đại, đáp ứng nhu cầu khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển.

Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bềnPhố đi bộ Tôn Dật Tiên (quận 7, TP HCM) dài hơn 1.500 m nối 2 khu chức năng Kênh Đào và The Crescent-Hồ Bán Nguyệt được được đưa vào hoạt động cách đây hơn 10 năm. Ít ai biết Tôn Dật Tiên mới là phố đi bộ đầu tiên tại Sài Gòn chứ không phải phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

2 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêTừ 17h chiều đến 6h sáng hôm sau, tất cả các phương tiện không được di chuyển vào nơi này, để lối dành riêng cho người đi bộ.

3 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêPhần phố đi bộ ngang qua Hồ Bán Nguyệt được quy hoạch mô phỏng theo vịnh Singapore với cung đường, vỉa hè cùng các nhà cao tầng ôm theo đường cong của khu hồ với diện tích hơn 10 ha. Lối đi bên hồ được thiết kế rộng gần 10 m cùng dãy cây xanh chạy dọc.

4 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêVỉa hè trước các dãy nhà cũng được thiết kế rộng rãi. Tổng thể dự án khu Hồ Bán Nguyệt được 25 kiến trúc sư từ 13 quốc gia tham gia thiết kế và 6 công ty triển khai chi tiết.

5 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêKhông hoành tráng như phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhưng lợi thế của phố đi bộ Tôn Dật Tiên là kết hợp hài hòa cây xanh, mặt nước, lối giao thông thoáng.

6 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêMặt vỉa hè 2 bên đường không sử dụng đá granite như ở phố đi bộ Nguyễn Huệ mà được ghép từ các loại  gạch khối hình chữ nhật, khối bê tông.

7 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêĐược xây dựng cách đây 10 năm nhưng mặt vỉa hè nhiều đoạn vẫn như mới, các viên gạch rất khít nhau.

8 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêLoại gạch này có chiều dài 20 cm, rộng 10 cm, dày khoảng 5 cm được ghép với nhau mà không cần chất liên kết.

9 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn bêBa loại vật liệu khác nhau được ghép hài hòa trên lối đi bên hồ.

10 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beTại mặt đường xe cộ lưu thông, một số đoạn tại các ngã 3 cũng được ghép bằng chất liệu này.

11 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beMặt đường nhựa kết hợp hài hòa với những viên gạch nhưng có sự kết dính rất chắc chắn.

12 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beNhững tuyến đường nối tiếp với phố đi bộ cũng được lát gạch có khe hở. Khi trời mưa nước dễ dàng tiêu thoát và sạch sẽ.

13 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beVỉa hè đoạn khu Kênh Đào đường Tôn Dật Tiên.

14 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beLối đi bộ trên những cây cầu tại khu đô thị này cũng được lắp ghép bằng gạch.

15 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beCầu Ánh Sao - điểm nhấn của phố đi bộ là công trình duy nhất có mặt đường được ghép từ những khối đá tự nhiên.

16 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beĐoạn khu Kênh Đào phố đi bộ dài gần 700 m gồm 2 con đường song song ngược chiều, chính giữa là công viên và con suối nhân tạo, bên trong có các lối dạo bộ.

17 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beDọc tuyến phố đi bộ, đơn vị quản lý cho đặt những thùng rác với 2 ngăn cho loại rác tái chế và không tái chế.

18 Nền hè phố đi bộ Phú Mỹ Hưng vẫn beHàng ngày, nhất là vào cuối tuần, ngày lễ, tuyến phố này thu hút khá đông người dân thành phố và du khách tới tham quan, chụp ảnh.

Ý kiến của bạn

Bình luận