Xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp và hiện đại

Ý kiến phản biện 19/06/2015 07:17

Những ngày qua, đối với người làm báo, thông tin về Đề án quy hoạch báo chí là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Một đề án lớn liên quan đến đời sống báo chí có thể được cơ quan có thẩm quyền thông qua trong thời gian tới, ít nhiều sẽ dẫn đến sự xao động, băn khoăn nhất định trong đội ngũ những người làm báo, những cơ quan báo chí có thể thuộc diện “tinh giản” trong nay mai. Tuy thế, thông tin về Đề án cũng như sự thay đổi mà nó có thể mang lại buộc nhiều cơ quan báo chí cũng như người làm báo phải tự nhìn lại chính mình.

quy hoach bao chi
Quy hoạch báo chí

Không để lãng phí về nguồn lực báo chí

Chưa bao giờ, báo chí đã trở thành một lực lượng xã hội hùng hậu như bây giờ, với hơn 800 cơ quan báo chí và hơn 1.000 ấn phẩm các loại, hơn 200 kênh truyền hình và gần 100 kênh phát thanh, gần 100 cơ quan báo mạng và hơn 1.500 trang thông tin điện tử đã được cấp phép. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống góp phần quan trọng bồi bổ đời sống tinh thần của xã hội, nhưng cũng làm đau đầu nhà quản lý và từng có lúc khiến dư luận xã hội phải lên tiếng “phản biện”. Số vụ xử phạt cơ quan báo chí có ấn phẩm báo in hoặc trang thông tin điện tử, chương trình truyền hình vì lỗi đăng tải/phát sóng thông tin sai sự thật, thông tin thiếu khách quan, thông tin phản cảm… ngày một nhiều hơn, đặc biệt trong hai năm trở lại đây.

Bộ GTVT đi đầu trong sắp xếp, quy hoạch báo chí Ngành

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh, việc thực hiện Đề án “Sắp xếp, quy hoạch và tổ chức lại các báo, tạp chí trong ngành GTVT” với mục tiêu tập trung lại để Bộ chỉ còn 2 cơ quan báo chí là Báo Giao thông và Tạp chí GTVT là yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng thời nâng cao chất lượng tuyên truyền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự sau khi sáp nhập các báo, tạp chí về Báo Giao thông sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Trước mắt, Báo Giao thông sẽ tiếp nhận các cán bộ, phóng viên của các cơ quan có nguyện vọng chuyển công tác sang Báo Giao thông. Tiếp đó, sau 3 tháng, Báo Giao thông sẽ sắp xếp lại nhân sự trên cơ sở đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhu cầu công tác để phân loại và bố trí, sắp xếp lại cán bộ, phóng viên phù hợp với tình hình thực tế.một số tổ chức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và kể cả người dân đều nhận thấy rằng, đang có một sự lãng phí lớn về nguồn lực báo chí. Việc ra đời quá nhiều cơ quan báo chí, cùng với đó là hoạt động cầm chừng, nhạt nhẽo, không có chất lượng… là một trong những nguyên nhân cần phải quy hoạch báo chí, thúc đẩy báo chí phát triển. Từ sự lãng phí này dẫn đến hiện tượng có nhiều tờ báo na ná giống nhau và thiếu bản sắc.

Bên cạnh đó, trong sự phát triển mạnh mẽ số lượng của các cơ quan báo chí, cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh về thông tin. Sự cạnh tranh này dẫn đến việc có những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, phản cảm, giật gân, câu khách, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm đi tính giáo dục và định hướng, vốn là những giá trị truyền thống cao đẹp của báo chí cách mạng. Do vậy, việc quy hoạch lại báo chí trong bối cảnh hiện nay là cần thiết.

Trước những bất cập của của hệ thống báo chí, tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thảo luận về “Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí”, Hội nghị khẳng định: Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng phát triển và quản lý báo chí với những kết quả, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cụ thể; thấy rõ xu hướng phát triển thông tin, truyền thông trên thế giới, Trung ương khẳng định sự cần thiết phải sớm ban hành và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025.

Với chủ trương Quy hoạch không chỉ thanh lọc, giảm bớt số lượng cơ quan báo chí mà quan trọng hơn là đưa ra hành lang pháp lý, đưa ra hệ thống chính sách để xây dựng báo chí hợp lý về số lượng, nâng cao chất lượng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu xã hội”.

Pphát triển báo chí phải đi đôi với quản lý tốt

Ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý tốt, nhất là trong bối cảnh bùng nổ của truyền thông xã hội. Định hướng trong quy hoạch báo chí là phải phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, văn hóa...

Ông Hoàng Hữu Lượng - Cục trưởng Cục Báo chí: Quy hoạch để báo chí phát triển tốt hơn, lành mạnh hơn, hữu ích hơn

Trước môi trường thông tin ngổn ngang, nhiệm vụ của báo chí trên khắp thế giới hiện nay là chuẩn xác, để người dân tin tưởng rằng đọc báo là thông tin chính xác. Trên cơ sở đó, quy hoạch báo chí sẽ theo các hướng sau: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Thứ hai, quy hoạch không chỉ là sắp xếp lại. Tất nhiên phải sắp xếp lại vì hiện đang có rất nhiều cơ quan báo chí, nhưng quan trọng là báo chí phải thông tin chính xác, hữu ích và lành mạnh. Đây là chủ trương Trung ương đã bàn cụ thể, là việc rất hệ trọng của quốc gia, quy hoạch là để báo chí phát triển tốt hơn, lành mạnh hơn, hữu ích hơn. Đừng vì báo mình có thể bị sáp nhập mà phản ứng, phải lấy cái đại cục làm tối thượng, đảm bảo lợi ích của đất nước.

Nhà nước cần phải có cơ chế tài chính, đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, khuyến khích các cơ quan báo chí huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.

Theo ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, bên cạnh những mặt được, những mặt tích cực thì vẫn còn một số tờ báo, tạp chí mắc phải những hạn chế, khuyết điểm, trong đó có xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin giật gân câu khách, chạy theo cơ chế thị trường…, làm giảm niềm tin vào báo chí. Chính vì vậy, Hội nghị Trung ương 10 (khóa XI) đã thảo luận và cho ý kiến về Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 nhằm chấn chỉnh những yếu kém đó để báo chí là phương tiện truyền thông, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

Để thực hiện tốt chủ trương này, cũng như để nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, ông Huệ đề nghị các cấp Hội Nhà báo cần chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ người làm báo, phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách làm báo của Người để đội ngũ nhà báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cao.

Ý kiến của bạn

Bình luận