Vì sao ít phương tiện đường thủy thực hiện đăng kiểm?

Ý kiến phản biện 21/02/2017 16:16

Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến nay, trong số hơn 240.000 phương tiện đường thủy đang lưu hành, chỉ có khoảng 62% phương tiện đăng kiếm.

 

Vì sao ít phương tiện đường thủy thực hiện đăng ki
Hiện chỉ có khoảng 62% phương tiện thực hiện đăng kiếm, trong đó chủ yếu là các phương tiện có tải trọng lớn. Ảnh: Báo Giao thông

Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến nay, trong số hơn 240 nghìn phương tiện đường thủy đang lưu hành, chỉ có khoảng 62% phương tiện thực hiện đăng kiếm, trong đó chủ yếu là các phương tiện có tải trọng lớn. Đặc biệt, tình trạng các phương tiện không quay lại thực hiện đăng kiểm định kỳ theo quy định còn chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do các phương tiện hoạt động cầm chừng nên chủ phương tiện không muốn đăng kiểm lại. Đặc biệt lực lượng chức năng chưa nghiêm khắc trong việc tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm nên tình trạng này vẫn tái diễn.

Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong số khoảng 240.000 phương tiện đường thủy đang lưu hành, chỉ có 62% phương tiện thực hiện việc đăng kiểm. Số lượng phương tiện đường thuỷ quay lại đăng kiểm đúng định kỳ cũng chỉ chiếm khoảng 30-40%. Các phương tiện không đăng kiểm lại đúng quy định chủ yếu là phương tiện nhỏ, dưới 135 mã lực hoặc dưới 12 chỗ ngồi.

Ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông, Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời gian gần đây, do nhu cầu vận tải ít, một số phương tiện không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng nên chủ phương tiện không muốn tiến hành đăng kiểm lại. Đặc biệt, những phương tiện dân sinh có tải trọng nhỏ của người dân cũng chưa có ý thức chấp hành đầy đủ yêu cầu của luật. Chính quyền địa phương, các cơ quan tuần tra, kiểm soát trên đường thuỷ nội địa chưa nghiêm khắc trong xử lí các vi phạm. Điều này dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông khi các phương tiện không đảm bảo an toàn lưu thông trên các tuyến đường thủy.

Đại tá Trần Quốc Trung, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cũng cho rằng, phương tiện đường thủy ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hang hóa với tỷ lệ hiện đại khoảng 18% nhu cầu vận chuyển về hàng hóa và đáp ứng khoảng 17% nhu cầu vận chuyển về hành khách. Tuy nhiên, tình trạng phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATGT, khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát số lượng phương tiện này.

Đại tá Trần Quốc Trung đề xuất: "Chúng ta cần đề xuất với Chính phủ, các Bộ và chính quyền địa phương rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, đào tạo cấp bằng chứng chỉ chuyên môn trên lĩnh vực đường thủy nội địa".

Lãnh đạo Cục CSGT cũng cho rằng, liên ngành Đăng kiểm, CSGT, Đường thủy nội địa cần tổng điều tra phương tiện toàn quốc để có số liệu thực phục vụ xây dựng kế hoạch hoàn thiện công tác đăng ký, đăng kiểm.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGTQG cũng cho biết, kết quả đăng ký, đăng kiểm phương tiện thấp như vậy, cũng có thể do việc điều tra chưa chính xác, chính vì vậy, cần phải điều tra lại để có cơ sở phục vụ quản lý và quy hoạch. Theo ông Hùng, trong những năm qua, giao thông đường thủy thủy phát triển nhanh chóng, số lượng phương tiện gia tăng, thiết bị đa dạng, phức tạp, phương tiện dân sinh đến phương tiện hàng chục nghìn tấn cùng hoạt động trên một số luồng nên tình hình TTATGT cũng như an ninh trật tự trên mạng lưới đường thủy có diễn biễn phức tạp. Điều này đặt ra những thách thức trong việc kiểm tra, kiểm soát về TTATGT trong lĩnh vực đường thủy nội địa, trong đó lực lượng cảnh sát đường thủy đóng vai trò quan trọng.

"Trong việc nâng cao năng lực, chất lượng công tác quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo vệ môi trường. ở đây chúng tôi nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng công an nói chung và lực lượng cảnh sát đường thủy trong tuần tra, kiểm soát, đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến đường thủy nội địa", ông Khuất Việt Hùng cho biết thêm.

tau-dang-kiem3-1101
CSGT đường thủy cần tăng cường tuần tra, kiểm tra phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: Báo Giao thông

 Mặc dù các ý kiến đều cho rằng tỷ lệ phương tiện đường thủy thực hiện đăng kiểm thấp sẽ đe dọa nguy cơ mất ATGT, song có một thực tế, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có một con số thống kê chính xác số lượng phương tiện đang hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Kênh VOVGT về vấn đề này, ông Trần Văn Thọ, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết: "Theo quy định thì việc đăng ký phương tiện giao cho các tỉnh, các Sở GTVT, qua làm việc với các địa phương thì thấy rằng sở dĩ việc đăng ký phương tiện đạt tỷ lệ thấp như vậy trước hết cũng do vấn đề quản lý các phương tiện này ở các địa phương. Thứ hai nữa, một số phương tiện khi hoạt động thiếu đăng ký. Và vấn đề nữa là hiện nay việc nắm chính xác số lượng phương tiện thủy nội địa tồn tại và hoạt động cũng còn những bất cập, khó khăn. Do đó, Cục đã đề xuất với Bộ GTVT, đề xuất với Chính phủ để năm 2017 sẽ tổ chức tổng điều tra số liệu trên toàn quốc. từ số liệu điều tra đó sẽ có công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm sát hơn và phù hợp hơn với thực tiễn".

Không chỉ tồn tại tình trạng số lượng lớn phương tiện đường thủy nội địa không thực hiện đăng kiểm và đăng kiểm lại, nguy cơ TNGT còn đến từ việc các phương tiện đường thủy chở quá tải trọng cho phép nhưng cơ quan chức năng vẫn lúng túng trong việc xử lý do khó hạ tải cũng như quản lý, trông giữ phương tiện vi phạm. Điều này khiến nguy cơ mất ATGT trên lĩnh vực đường thủy càng thêm nghiêm trọng.

Ý kiến của bạn

Bình luận