Tương lai phát triển đô thị vùng TPHCM tránh tình trạng cục bộ

Tác giả: Sơn Khê

saosaosaosaosao
Xã hội 24/09/2015 15:47

Hội thảo quốc tế tương lai vùng đô thị TPHCM do Trường ĐH Việt – Đức, phối hợp với Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức ( DAAD) tổ chức.

Hinh 1
Phát triển hệ thống giao thông vùng kinh tế TPHCM cần tránh đi tính cục bộ

Hệ thống giao thông không đồng bộ, đường sắt đang bị bỏ quên, sự phát triển chênh lệch vùng kinh tế khiến cho những bất cập về hạ tầng của vùng đô thị Tp.HCM đang tăng dần.

Sáng 24/9, tại trung tâm Hội nghĩ Triển lãm Quốc tế Thành phố mới Bình Dương đã diễn ra buổi hội thảo quốc tế bàn về tương lai vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo do trường Đại học Việt – Đức, phối hợp với Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức ( DAAD) tổ chức với sự tham dự của Bộ xây dựng và các nhà nghiên cứu, các chuyên gia nhiều lĩnh vực.

Tại buổi hội thảo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trao đổi và thảo luận những vấn đề thực tiễn tại Tp.HCM và các kết quả nghiên cứu về quá trình phát triển giao thông – đô thị tại thành phố, cũng như các vùng đô thị lân cận.

Trong đó dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, và việc xây dựng sân bay Long Thành ở Đồng Nai được các chuyên gia đánh giá sẽ thúc đẩy và nâng sự phát triển tại Tp.HCM lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên theo đánh giá của của Cục Trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ xây dựng Nguyễn Hồng Tiến. Thực tế khi khảo sát mong muốn của người dân thì 100% đều quan tâm đến sự phát triển hậ tầng, phát triển hệ thống giao thông đô thị. Tuy nhiên nguồn lực về con người và tài chính của nước ta là có hạn. Các liên kết vùng chưa chặt chẽ khiến cho việc dân số đông tập trung, cơ sở hạ tầng còn hạn chế và nảy sinh ra tình trạng quá tải như hiện nay tại Tp.HCM.

Theo ông Tiến, muốn xây dựng liên kết vùng cần phá bỏ tính cục bộ ở địa phương sau đó tạo sự gắn kết giữa vùng đô thị trung tâm và các vùng đô thị lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu… Trong đó có bốn vấn đề hiện Tp.HCM đang gặp phải chính là các vùng đang phát triển riêng lẻ, liên kết nội vùng và ngoại vùng chưa đc thắt chặt; hiệu lực pháp lý chưa cao; tốc độ đô thị hóa mạnh nhưng kết cấu hạ tầng kĩ thuật không theo kịp dẫn đến quá tải; các vấn đề quá tải, ngập lụt, kẹt xe, đang diễn ra mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày. Vấn đề cuối cùng của Tp.HCM hiện nay đó là việc tập trung quá nhiều trường đại học, bệnh viện…khiến tình trạng phát triển đô thị tại khu vực bị hạn chế.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, trường Đại học Việt Đức, trường Đại học Giao thông Vận tải, trường Đại học Darmstadt (Đức) cũng đã đưa ra các chiến lược bền vững cho quy hoạc đô thị tại Tp.HCM.

 

 

 

Ý kiến của bạn

Bình luận