Thực trạng công tác đào tạo phi công dân dụng tại Việt Nam

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Bạn đọc 17/01/2020 10:50

Nhu cầu vận tải hàng không ở Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ cập và đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc dân, nhất là khi Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Những năm qua, chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam; các hãng hàng không cổ phần và tư nhân; các máy bay, trực thăng riêng; dịch vụ cho thuê máy bay cũng đã hình thành và hoạt động sôi nổi. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hàng không, nhất là đội ngũ phi công.

 

1

Sự thiếu hụt Phi công nội địa

Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, dần có vị thế trên bản đồ hàng không thế giới. Với 5 hãng hàng không đang hoạt động và còn thêm một số hãng sắp thành lập, thị trường hàng không Việt Nam ngày càng “khát” nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là phi công. Theo đánh giá, thị trường hàng không Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Với nhu cầu tới năm 2025, các hãng cần bổ sung thêm khoảng 2.000 phi công mới. Hiện ở một số hãng hàng không, tỷ lệ phi công nội vẫn ít hơn rất nhiều so với phi công người nước ngoài. 

Xã hội hóa việc đào tạo Phi công

Từ trước tới nay, quan niệm “trở thành phi công là một việc cực kỳ khó khăn và chỉ dành cho con ông cháu cha” vẫn nằm trong tiềm thức của rất nhiều người. Trên thực tế, việc đào tạo phi công dân dụng đã được xã hội hóa kể từ năm 2013, mở rộng cánh cửa chinh phục bầu trời cho tất cả các bạn trẻ hội tụ đầy đủ tố chất, tiềm năng cũng như đam mê theo đuổi nghề nghiệp đặc biệt này. 

Theo đó, các bạn trẻ đã tốt nghiệp bậc THPT nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, ngoại hình, lý lịch, sức khỏe cũng như tố chất phát triển trong nghề (được đánh giá qua các vòng thi tuyển) đều có cơ hội trở thành học viên phi công.

Các giai đoạn huấn luyện Phi công dân dụng 

2

Để trở thành một phi công dân dụng, các học viên đều phải trải qua hai giai đoạn huấn luyện, đó là: Huấn luyện phi công cơ bản và Huấn luyện chuyển loại.

Bay Việt hiện là trường đào tạo phi công dân dụng duy nhất được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn, với lộ trình huấn luyện rõ ràng và bằng cấp có giá trị theo chuẩn quốc tế (EASA, FAA, CAANZ...). Giai đoạn huấn luyện phi công cơ bản tại Bay Việt sẽ kéo dài trong thời gian khoảng 18 tháng. Học viên sẽ học lý thuyết tại Việt Nam trong 6 tháng, sau đó được thực hành bay tại các trường bay tại Mỹ/ Úc/ New Zealand/ châu Âu trong vòng 10 - 12 tháng và cuối cùng trở về Việt Nam học phối hợp tổ lái nhiều thành viên trong 3 tuần để hoàn thành khóa phi công cơ bản. Học viên sau khi tốt nghiệp phi công cơ bản tại Bay Việt được đảm bảo việc làm tại Vietnam Airlines.  

Sau giai đoạn huấn luyện cơ bản và được tiếp nhận vào hãng hàng không, các phi công cơ bản sẽ được hãng phân bổ, sắp xếp lịch để được huấn luyện chuyển loại trước khi được “thả bay” chính thức.

Với “cơn khát” phi công của các hãng như hiện nay, dự báo nghề phi công sẽ tiếp tục là ngành nghề “hot” nhất và đáng theo đuổi nhất của các bạn trẻ Việt Nam trong những năm tới

Mỗi năm, Bay Việt tuyển sinh và đào tạo khoảng 100 - 120 học viên/năm. Kể từ khi thành lập năm 2008 đến nay, Bay Việt đã và đang đào tạo gần 800 học viên phi công cơ bản, với 10 quốc tịch khác nhau. Hơn 300 học viên đã tốt nghiệp từ Bay Việt hiện đang là phi công làm việc cho các hãng hàng không trong nước và khu vực. Riêng tại Vietnam Airlines, cứ mỗi 4 phi công Việt Nam hiện đang bay thì có một phi công tốt nghiệp từ Bay Việt.

Tiêu chuẩn xét tuyển học viên Phi công dân dụng

Muốn theo đuổi nghề phi công, các ứng viên cần đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:

Trình độ: Tốt nghiệp THPT trở lên (KHÔNG xét điểm thi Đại học - Cao đẳng)

Trình độ tiếng Anh: TOEIC 550 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương

Tuổi đời (tính theo năm sinh): Từ 18 - 32 tuổi

Chiều cao: Từ 1m65 (nam), từ 1m60 (nữ) 

Cân nặng: Từ 54kg (nam), từ 48kg (nữ)

Ngoại hình: Cân đối, không dị tật, ưa nhìn

Giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin, nói và viết tiếng Việt lưu loát, không nói ngọng, lắp

Lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng, không có tiền án, tiền sự

Đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng của CAAV (có giấy xác nhận của Trung tâm Y tế Hàng không hoặc Viện Y học Hàng không)

Ba vòng thi tuyển học viên phi công bao gồm:

Vòng 1: Tiếng Anh (bài trắc nghiệm 02 kỹ năng Nghe - Đọc)

Vòng 2: ADAPT (bài trắc nghiệm bằng tiếng Anh nhằm kiểm tra tố chất, kỹ năng phát triển trong nghề phi công)

Vòng 3: Phỏng vấn tiếng Anh

Hàng năm, Trường Phi công Bay Việt đều đặn tổ chức tuyển sinh và khai giảng các khóa phi công cơ bản mới vào tháng 3, 6, 9 và 11. Các ứng viên yêu thích ngành học này có thể đăng ký thi tuyển vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu bản thân đã có sự chuẩn bị tốt và sẵn sàng cho kỳ thi.

.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận