Những điều thú vị về con gà trong văn hóa thế giới

Xã hội 30/01/2017 10:00

Hình ảnh con gà không chỉ có trong văn hóa Việt Nam mà còn là biểu tượng văn hóa, truyền thống của nhiều nước trên thế giới. Tại các nước châu Á, hình ảnh chú gà trống hiện diện rất nhiều trong các vật dụng, tác phẩm văn hóa của các nước, thậm chí trở thành nguồn cảm hứng cho các lễ hội truyền thống.

Tại điện Elysees - Phủ tổng thống Pháp  hình ảnh c

Tại Nhật Bản, gà trống được xem là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với các câu chuyện thần thoại mang đậm nét đặc trưng của tín ngưỡng bản địa. Thanh sào mà gà trống đậu lên chính là nguồn gốc của chiếc cổng Torii, biểu tượng ngăn cách hai thế giới linh thiêng và phàm tục trong Thần đạo. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, gà trống còn là sứ giả cảnh báo thời điểm dễ xảy ra hỏa hoạn. Do đó, đối với người Nhật, tiếng gà gáy trong những ngày này như một thông điệp của thần linh nhắc nhở con người phải cẩn thận với lửa.

Hằng năm, người dân Nhật Bản tổ chức một lễ hội đặc sắc gắn liền với hình ảnh của gà trống, đó là lễ hội Tori no Ichi. Trước đây, lễ hội Tori no Ichi được tổ chức tại các đền thờ Otori Jinja như một nghi lễ nông nghiệp với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã ban cho nhà nông một mùa bội thu. Trong dịp này, người nông dân dùng gà trống như vật tế cảm tạ thần linh. Ngày nay, đền Otori ở quận Taito-Asakusa, đền Hanazono ở Shinjuku, đền Kitano ở Nakano và đền Ebara ở Shinagawa... là những nơi tổ chức Tori no Ichi được nhiều người biết đến.

Đặc biệt, Tori no Ichi được tổ chức tại đền Hanazono ở Shinjuku còn mang ý nghĩa tưởng niệm vị anh hùng thời cổ đại Yamato Takeru. Theo truyền thuyết, trên đường đi trấn giữ biên giới phía Đông, ông đã dừng chân tại Hanazono để cầu thắng trận.

Tại châu Âu, các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư xưa như Hi Lạp, Italia…, hình tượng con gà cũng có một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần. Điều đó được chứng minh trên các món đồ gốm sứ châu Âu đã xuất hiện hình ảnh những chú gà trống ưỡn ngực bệ vệ được in một cách tinh xảo. Gà là một linh vật tỏa ra vầng hảo quang trong các tác phẩm nghệ thuật thời này từ gốm sứ, vải vóc đến các thứ đồ thủ công mỹ nghệ. Hình con gà xuất hiện trong các vật dụng, công trình kiến trúc trong nhà thờ và các nơi trang nghiêm, cổ kính.

Ở Pháp, gà trống được coi là biểu tượng quyền uy. Điều đó thể hiện rõ khi đội tuyển quốc gia Pháp đi giao đấu, mọi người trên thế giới đều gọi họ với biệt danh “Những chú gà trống Gô-loa”. Việc lấy gà trống Gô-loa làm biểu tượng, trước hết nó bao hàm sự chơi chữ hài hước của người Pháp bởi tổ tiên của họ là người Gô-loa (Gauiois), trong tiếng La tinh viết là Gallus - từ này còn có nghĩa là “gà trống”. Thứ hai, với người Pháp, gà trống được ví như đồng hồ báo thức và người giám hộ. Bởi vậy, sự cảnh giác và lòng dũng cảm của những chú gà trống đã trở thành lý do khiến nó trở thành biểu tượng của người Pháp.

Ngoài ra, thời trung cổ, gà trống Gô-loa được người Pháp sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, thể hiện niềm hy vọng và đức tin. Hình ảnh những con gà trống thường xuất hiện trên các tháp chuông nhà thờ, tháp canh.

euro2016_infonet10
Nước Pháp với biểu tượng "Những chú gà trống Gô-loa"

Vào thời kỳ Phục hưng, hình ảnh những con gà trống được gắn liền với sự hình thành của nước Pháp. Dưới các vương triều ở thời kỳ này, các bản chạm khắc và đồng tiền đều mang hình ảnh gà trống. Nó cũng xuất hiện trên lá cờ trong cuộc cách mạng Pháp và tượng trưng cho sự kiên cường, lòng dũng cảm của người dân nước này trong thế chiến thứ hai.

Ở châu Phi, hình tượng con gà cũng trở nên rất thiêng liêng đối với một số quốc gia. Trong các nghi lễ thụ pháp và bói toán của bộ tộc Bantou ở vùng trung xứ Công-Gô, con gà mái có vai trò là “sứ giả dẫn hồn người chết” và ở một số nước Nam Phi có tục hiến sinh gà mái để liên lạc với người đã chết… Người ta tin rằng, nếu con gà đi vòng quanh mộ là con gà mái thì sau này nó sẽ đẻ rất dày. Niềm tin này đã giữ con gà ở lại thế giới trần tục khi nó làm xong nhiệm vụ giao nối với cõi vô hình. Ở cõi trần, nó tham gia vào sinh hoạt đời sống.

Mỗi dân tộc lại có một cách lồng ghép, sử dụng biểu tượng “con gà” theo bản sắc riêng của mình nhưng tất cả đều hướng đến việc tôn vinh, xây dựng nền văn hóa, thân quen với đời sống con người o

 

 

Ý kiến của bạn

Bình luận