NASA tìm thấy “Trái đất thứ 2”

Ứng dụng 24/07/2015 12:33

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 23/7 thông báo đã tìm thấy một người anh em “lớn hơn, già hơn” của Trái đất.

a-hanh-tinh
Hình ảnh NASA công bố để chào đón "người anh em" của Trái đất.

NASA đã mô tả Kepler-452b là hành tinh đầu tiên có nhiều điểm tương đồng và gần với Trái đất nhất. “Ngày hôm nay, Trái đất đã bớt cô đơn hơn”, Jon Jenkins, nhà nghiên cứu trong dự án Kepler của NASA nói. 

Hành tinh Kepler-425b nằm cách Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cygnus (Thiên nga). Kepler-425b có kích thước lớn hơn 60% so với Trái Đất và quay quanh các sao mẹ ở một khoảng cách phù hợp – yếu tố khiến nước có thể tồn tại ở trạng thái lỏng trên bề mặt của hành tinh.

Các nhà khoa học cho biết nơi đây có trọng lực lớn gấp hai lần hành tinh của chúng ta. Tuy khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao mẹ của nó xa hơn so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời nhưng sao mẹ của nó sáng hơn nên vẫn nhận được năng lượng tương tự như Trái đất nhận từ Mặt trời. Ánh nắng sẽ rất giống với ở Trái đất.

Ông Jekins thông báo hành tinh này “gần như chắc chắn có khí quyển”, song các nhà khoa học chưa thể nói rõ bầu khí quyển này hình thành từ gì. Nếu dự đoán của các nhà địa chất hành tinh học là đúng thì bầu khí quyển của Kepler-452b sẽ dày hơn Trái đất và đang có núi lửa hoạt động.

Kepler-452b mất 385 ngày để quay quanh quỹ đạo của sao chủ, rất tương đồng với chu trình 365 ngày để Trái đất quay quanh Mặt trời.  Theo ông Jenkins, hành tinh này đã tồn tại được 6 tỷ năm và có đủ thời gian để hình thành sự sống. 

Trước Kepler-425b, hành tinh Kepler-186f được xem là có nhiều điểm tương đồng với Trái đất nhất. Kepler-186f có kích thước lớn gấp 10 Trái đất và chỉ cách địa cầu của chúng ta khoảng 500 ánh sáng. Tuy nhiên nó chỉ nhận được số năng lượng từ sao chủ bằng 1/3 so với Trái đất hiện nay, nên giữa trưa cũng sẽ tối như là nửa đêm. 

Tàu thăm dò Kepler trị giá 600 triệu USD được phóng lên vũ trụ năm 2009 với nhiệm vụ tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được trong khắp Dải Ngân hà. 

Ý kiến của bạn

Bình luận