Lý giải những chuyến đi lượt về luôn có cảm giác nhanh hơn lượt đi?

15/06/2015 10:58

Mỗi khi đi đâu, chúng ta thường cảm thấy lúc về nhanh hơn là đi.

297A522A00000578-3117035-image-a-16_1433862611724
 

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng những chuyến đi, dù cùng một quãng đường nhưng lượt đi luôn có cảm giác dài hơn lượt về? Tại sao vậy? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật Bản gọi đây là hiệu ứng hành trình về và mới đây, họ đã lý giải được hiện tượng tâm lý thú vị này.

Trong nghiên cứu, họ đã yêu cầu 20 người đàn ông cất đồng hồ đi và cho xem 2 bộ phim có thời lượng bằng nhau, được chính tay các nhà nghiên cứu quay lại khi họ đi bộ trên 1 lộ trình định sẵn. Sau khi xem xong video đầu tiên, họ được nghỉ 10 phút trước khi xem tiếp video thứ 2. Một nửa số tình nguyện viên được cho xem đoạn phim lượt đi 2 lần liên tục. Trong khi đó, nửa còn lại xem đoạn phim hành trình khứ hồi (lượt đi + lượt về).

Để đo lường cảm nhận về độ nhanh của hành trình mà các tình nguyện viên cảm nhận được, nhóm nghiên cứu yêu cầu họ cho biết cảm nhận 3 phút mỗi lần trong quá trình xem phim. Sau khi xem xong 2 bộ phim, tất cả các tình nguyện viên cho biết nhận định của họ về độ dài của 2 đoạn phim. Kết quả, những người xem bộ phim khứ hồi cho biết họ nhận thấy chuyến đi lượt về nhanh hơn. Thú vị hơn, trong suốt quá trình xem phim thì họ không nhận thấy thời gian trôi qua nhanh hơn. Nhưng đến cuối cùng, khi được hỏi thì "hiệu ứng hành trình về" mới xuất hiện. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi biết được rằng chúng ta đang đi trở về thì cảm giác thời gian có vẻ ngắn đi.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng cảm giác này bắt nguồn từ sự tập trung và dự đoán. Cụ thể, khi người ta đi tới một nơi nào đó, họ sẽ luôn tập trung để tới đó đúng giờ và đếm từng giây một trên đường đi. Ngược lại, khi chúng ta trở về nhà, áp lực thời gian không còn nữa, chúng ta sẽ nghĩ về những thứ khác và hành trình dường như sẽ trôi qua nhanh hơn. Một lý giải khác cũng được chấp nhận là chúng ta đã quá nôn nóng khi bắt đầu chuyến đi, dẫn tới việc ước tính thời gian dài hơn so với bình thường. Thú vị hơn nữa, hiệu ứng này vẫn xảy ra mặc dù đoạn đường về đi theo một lộ trình khác so với lúc đi.

Ý kiến của bạn

Bình luận