KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Bạn đọc 25/05/2012 15:39

Tóm tắt: Các nước đã có nhiều kinh nghiệm về thu thuế, phí liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Bài viết giới thiệu việc quy định, thực hiện các loại thuế, phí ở các nước để nghiên cứu áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. 1. Sự cần thiết nghiên cứu Thuế, phí là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, đã có khá nhiều nghiên cứu, bài viết nêu về các loại thuế, phí, lệ phí có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải (GTVT) như các đề án Quỹ bảo trì đường bộ, Xã hội hóa quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn… Nhằm cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, chúng tôi tóm tắt cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh nghiệm của các nước, quy định về thuế, phí đối với hoạt động GTVT. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều giai tầng trong xã hội nên có vấn đề cần được làm rõ hoặc được cập nhật cho đầy đủ, có hệ thống, có ý kiến cần được trao đổi, chia sẻ để một phần nào


Ở Nhật Bản, nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ được đưa vào tài khoản đặc biệt chỉ được dùng vào mục đích xây dựng và bảo trì đường bộ do trung ương và địa phương quản lý và không được phép dung vào bất kỳ mục đích nào khác.
2.2.    Trung Quốc
Có một số loại phí đối với người sử dụng đường bộ như:
-    Phí bảo trì đường bộ: tính theo trọng tải của xe tải, xe con, xe khách và tính theo đầu xe/tháng.
-    Thuế trước bạ mua sắm phương tiện: 10% giá mua thực tế.
-    Phí vận tải hành khách thương mại áp dụng 2 phương thức: (1) đối với xe vận tải hành khách thương mại tính theo hk.km và ( 2) tính theo một mức cố định.
-    Phí vận tải hàng hóa áp dụng đối với xe thương mại và xe phi thương mại.
-    Phí quản lý giao thông áp dụng 2 hình thức: (1) tính theo doanh thu và (2) tính theo trọng tải đối với xe tải và số chỗ đối với xe khách.
-    Phí đỗ xe: mức thu ở trung tâm Bắc Kinh 5 NDT/giờ, khu vực khác 2-3 NDT/giờ.
Thí dụ về thuế, phí đánh vào người sử dụng đường bộ tại tỉnh Szechuan Trung Quốc
Trung Quốc có hai loại đường thu phí là thu phí hoàn vốn (do ngành giao thông và chính quyền địa phương cấp huyện trở lên sử dụng vốn vay, vốn góp để xây dựng, nâng cấp có thu phí) và thu phí kinh doanh (do tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xây dựng và kinh doanh khai thác). Khoảng cách giữa các trạm thu phí: Cao tốc 30 km trở lên, đường cấp 1 có chiều dài từ 30 km trở lên, đường nâng cấp từ 60 km trở lên; Đường cấp 2 có chiều dài từ 40 km trở lên, đường nâng cấp từ 80 km trở lên; Cầu hầm phải có ít nhất 4 làn xe, dài từ 500 m trở lên, hầm 2 làn có chiều dài trên 1.000 m. Mức phí được phân chia thành 5 loại: Xe dưới 2 tấn là 0,35 NDT/km; Xe từ 2 đến dưới 5 tấn: 0,55 NDT/km; Xe từ 5 đến dưới 10 tấn: 0,90 NDT/km; Xe từ 10 đến dưới 15 tấn: 1,1 NDT/km; Xe từ 15 đến dưới 20 tấn: 1,3 NDT/km.
2.3.  Singapore
Thông qua hàng loạt các loại thuế phí để khống chế mức tăng trưởng của phương tiện mà hệ thống đường bộ có thể đáp ứng gồm:
- Phí đăng ký phương tiện: thu 140 $ ngay khi đăng ký.
- Phí đăng ký bổ sung áp dụng khi đăng ký xe, được thu theo % giá thị trường của phương tiện.
- Phí đăng ký bổ sung ưu đãi, khuyến khích chủ phương tiện hủy bỏ hoặc xuất khẩu phương tiện của mình trước khi kết thúc thời hạn sử dụng xe vào năm thứ 10.
- Thuế hải quan, được cơ quan hải quan thu theo % giá thị trường của phương tiện.
- Thuế đường bộ: tất cả chủ xe cơ giới phải có một giấy phép đối với xe của họ trước khi có thể được sử dụng xe trên đường. Giấy phép có giá trị 6 hoặc 12 tháng. Chủ xe phải thực hiện các điều kiện tiên quyết (bảo hiểm phương tiện, đăng kiểm định kỳ…) trước khi đổi mới giấy phép.
- Thuế đặc biệt: là thuế xăng dầu được áp dụng để khuyến khích bảo tồn nhiên liệu hóa thạch, không khuyến khích sử dụng quá mức các loại xe có thể làm tăng ô nhiễm, ùn tắc. Ví dụ về các khoản thuế, phí đối với một xe dưới 1.600 cc, giá mua 20.000 $, đăng ký cuối tháng 12 năm 2010 ($):
Phí đăng ký                                             :      140
Phí đăng ký bổ sung (100% giá xe)        : 20.000
Giấy phép sở hữu xe (giá trúng thầu      : 46.000
Thuế Hải quan (20% giá xe)                   :   4.000
Thuế đường bộ    (6 tháng)                     :      372
Thuế đặc biệt (không tính cho đ.cơ xăng:   1.000
Tổng                                                        : 71.632 $ (gấp 3,58 lần giá gốc, 1 USD = 1,29 S$).
Ngoài ra, Singapore còn thu phí ùn tắc giao thông từ 1-1,8 USD vào giờ cao điểm. Việc định giá đường giúp Singapore giữ được tốc độ vào giờ cao điểm khoảng 25 km/h-tốc độ cao nhất của các thành phố lớn thế giới.
2.4. New Zealand
Ngoài việc thu phí đường bộ qua nhiên liệu xăng, việc thu trực tiếp trên đầu phương tiện qua giấy phép lái xe như sau:
-    Theo đầu phương tiện                                             đầu xe/

-    Phí đăng ký xe
2.5. CHLB Đức
Xe máy (mô tô) 2 bánh: Có động cơ dưới 100cc (phân khối) hoàn toàn miễn thuế đường vĩnh viễn (Chỉ cần mua bảo hiểm tai nạn sẽ cấp bảng số xe lưu hành đăng ký tại Sở giao thông địa phương).
Xe ô tô (AUTO PKW): Để khuyến khích người dân sữ dụng xe mới có khó thải CO² để gìn giử môi trường sạch. Chính phủ liên bang hoàn toàn miễn thuế đường – giao thông cho 3 năm cho những người mua xe mới, tính từ ngày người sử dụng xe đăng ký bảng số lưu hành giao thông. Bảng giá thu phí thuế đường trọn gói 1 năm một lần cho các loại xe ô tô ở CHLB Đức.
Mỗi 100 phân khối cho xe chạy xăng sẽ được trả thuế đường, phí giao thông hàng năm được tính theo cơ sở dung tích lòng xi lanh của động cơ máy xe. Mức tính bằng dung tích 100 cc trở lên. Ví dụ, xe ô tô của bạn là 1.4 L (lít) nghĩa là lòng máy xi lanh dung tích là 1.400 cc (phân khối) chia 100 cc (phân khối) = 14 c thuế đường – giao thông mỗi năm 100 cc (phân khối) là  2 € (euro) tương đương 54.000 VN đồng/1năm x 14c = 28 € (euro) tương đương 760.000 VND/1 năm.
Ví dụ, về việc tính thuế xe hơi cũ không có khí thải CO² từ năm 2012:
VW Golf động cơ xăng với 1,4 lít như trong tương lai sẽ bị đánh thuế đường  86 €  tương đương 2.295.000 VN đồng mỗi năm. Đây là khoản thuế phát thải CO² trên một khoản trợ cấp miễn thuế nhất định. Năm 2010 và 2011, số lượng cơ sở phát thải CO² của 120 gram cho mỗi dặm miễn thuế. Năm 2012 và 2013, mức trợ cấp là 110 gram. Cao hơn lượng khí thải CO² cho tất cả các xe trên số tiền này được tính với hai gam CO² . 2 € thuế do xe cơ giới.
Lưu ý: Ngoài phí đường trên đây người sử dụng ô tô không phải đóng thêm bất cứ loại phí nào khi vận hành chạy trên các tuyến đường và xa lộ trên toàn liên bang Đức (Tất cả các khoảng phí xe sẽ được khấu trừ thuế thu nhập).

2.6.    Mỹ
Phí ùn tắc giao thông được tính cho 2 khoảng thời gian giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều, đang áp dụng mức phí 2,7 USD, ngoài giờ cao điểm giản xuống còn 0,5 USD.
Mức phí môi trường được tính như sau: xăng không chì 1,5 USD/ga long; dầu diesel 1,8 USD/ga long.
2.7.    Anh
Việc thu phí ùn tắc giao thông tại Anh được áp dụng tại Luân Đôn từ 7 giờ đến 18 giờ 30’ từ thứ 2 đến thứ 6, lúc đầu là 5 Bảng Anh, hiện nay đã nâng lên 8 Bảng. Những người không chịu trả có trách nhiệm nộp phạt lên tới 120 Bảng.
2.8.    Pháp
Pháp đã ban hành Luật làm sạch không khí. Chính phủ rất cương quyết trong việc giảm lưu lượng xe đổ vào Pa ri nên đã nâng mức phí vào Pa ri trên quốc lộ 1A lên 25% và kết quả đã giảm được 15% lưu lượng xe trên quốc lộ 1A vào Pa ri. Phí đỗ xe ở trung tâm 3euro/giờ, ngoài vành đai 1 euro/giờ.
2.9. Namibia
Ngoài thu phí sử dụng đường bộ qua thuế nhiên liệu xăng với mức 12 cent/lít, việc thu phí trực tiếp trên đầu phương tiện được thu theo mức sau:
Phí nhập cảnh: tính theo quãng đường xe chạy đối với phương tiện nước ngoài bao gồm phí nhập cảnh, lệ phí hành chính 44 N$; 15% thuế giá trị gia tăng, cụ thể như sau:
Ghi chú: 1 N$ tương đương 0,1516 USD
2.10. Lào
Phương tiện đóng góp trực tiếp phí tại trạm thu phí và gián tiếp thông qua thuế xăng dầu (0,02 USD/lít), phí đối với xe tải nặng (>3,5 T): 60 USD/năm; phí quá cảnh quốc tế, tiền phạt quá cảnh, các khoản khác.
2.11.    Hàn Quốc
Thuế xăng dầu ở Hàn Quốc khá cao, đối với xăng khoảng 200% giá bán của nhà sản xuất, đối với diesel bằng khoảng 60% giá bán của nhà sản xuất. Họ cũng thu thuế liên quan đến đăng ký phương tiện khoảng 60% nguyên giá phương tiện, nhưng thuế thu nhập và giá nhiên liệu thì tương đối cao (khoảng 400 USD/năm và 4,5 USD/ga lông nhưng riêng doanh  nghiệp VTHKCC được ưu đãi: 15% thuế đăng ký, còn thuế thu nhập chỉ phải đóng 50 USD/năm).  Ngoài ra, Hàn Quốc cũng thu phí đi vào trung tâm, khu vực dễ gây ùn tắc và hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân vào những ngày “chẵn và lẻ”, thu phí sử dụng đường phân chia theo tải trọng trục các loại xe. Thuế bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc được quy định như sau: xăng không chì 94,5 KRW/lít; dầu diesel 23,3 KRW/lít.

2.13.  Thu gián tiếp
Một số nước thu gián tiếp phí sử dụng đường bộ thông qua giá bán xăng dầu. Giá và mức thuế xăng dầu, phí môi trường ở các nước không giống nhau, tùy thuộc vào chính sách kinh tế của mỗi nước, cụ thể được nêu tại bảng sau:
(Số liệu dẫn theo báo cáo của chuyên gia Nhật Bản: 1 USD=104 yên) và [1]
Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Cambridge được tiến hành vào tháng 9/2002 tại 160 quốc gia trên thế giới, thuế đánh hàng năm đối với xe cá nhân cao nhất là Bartia-đes 754/USD/xe con/năm, Arhentina 723, Singapore 577, Chi Lê 436, Cu Ba 360, Đan Mạch 200, Ấn Độ 107, Inđônesia 98, Băng la đét  55, Mông Cổ 30, Trung quốc 14, Bulgaria 13, Lào 6 và thấp nhất là Liên bang Nga 4 USD/xe con/năm.
3. Kết luận
Việc nghiên cứu quy định pháp luật, mức thu các loại thuế phí liên quan đến hoạt động GTVT đường bộ có vai trò quan trọng nhằm có thể áp dụng phần nào vào điều kiện cụ thể nước ta là việc làm cần thiết. Lựa chọn hình thức thu, các khoản thu, mức thu với lộ trình thích hợp, phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế để đạt mục tiêu có đủ vốn trước hết cho bảo trì, sau đó vốn cho xây dựng mới đường bộ, tạo điều kiện để nước ta có một hệ thống đường bộ tốt nói riêng, hệ thống giao thông vận tải hiện đại nói chung, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, hội nhập ngày một sâu rộng vào giao thông vận tải và kinh tế thế giới là yêu cầu thiết thực.

Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Văn Dũng: Nghiên cứu các giải pháp quản lý nguồn thu từ người sử dụng đường bộ, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội, 2010.
[2]. Tài liệu Hội thảo quốc tế về quản lý, lập Quỹ Bảo trì và phát triển đường bộ, Hà Nội ngày 4- 5 tháng 5 năm 2000.
[3].Bộ Giao thông vận tải: dự thảo Nghị định về quỹ bảo trì đường bộ, Đề án Quỹ Bảo trì đường bộ 2009, 2010, 2011.
[4]. Viện Chiến lược và Phát triển GTVT: Đề án lập Quỹ bảo trì và Phát triển đường bộ Việt Nam, Hà Nội 2000.
[5]. Bộ Giao thông vận tải- Ngân hàng Thế giới: Hội thảo về quỹ bảo trì đường bộ Việt Nam, Hà Nội 01/10/2009.

TS. Lý Huy Tuấn
  Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

Ý kiến của bạn

Bình luận