Khai mạc triển lãm chuyên đề Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945

Tác giả: Thuỳ Dương

saosaosaosaosao
Chính trị 29/08/2015 11:38

Sáng 28/8 triển lãm trưng bày " Sưu tập Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945" đã được khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tham dự khai mạc có ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; ông Dương Trung Quốc, Tổng thư kí Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Văn Thụ, Tổng thư kí Hội Di sản văn hoá; ông Trần Đình Thành, Phó cục trưởng Cục di sản văn hoá; tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc gia.

Chuyên đề: “Sưu tập Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945” được trưng bầy nhân kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2015), nhằm giới thiệu với đông đảo công chúng về sưu tập báo chí cách mạng giai đoạn 1925-1945, mà với vai trò góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia cho biết, những hiện vật thiêng liêng minh chứng bằng sức mạnh của tuyên truyền, của báo chí, Đảng ta đã đánh giá và coi trọng công tác này để chúng ta thực hiện tốt việc vận động nhân dân đứng lên đấu tranh giáp ngộ cách mạng. Mỗi bài báo, mỗi số báo đó như những viên đại bác bắn vào thành trì thống trị bóc lột của thực dân Pháp. Người làm báo dùng ngòi bút của mình như nhà thơ Sóng Hồng đã nói  "dùng ngòi bút làm đòn xoay chuyển toàn bộ chế độ”.

Với gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý, đặc biệt sưu tập báo chí cách mạng thời kỳ 1925-1945 hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng Sơn La…giúp khách tham quan hiểu hơn về một thời kỳ biên tập, in ấn, phát hành đầy khó khăn, gian khổ của các thế hệ người làm báo. Cao hơn nữa là sự  hy sinh, mất mát của chính những người chiến sĩ cầm bút và biết bao quần chúng nhân dân, cơ sở cách mạng đã bảo vệ, nuôi giấu cơ quan biên tập, in ấn báo trong hoàn cảnh hiểm nguy những năm trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945.

Nội dung trưng bày gồm 5 phần: báo chí cách mạng giai đoạn 1925-1930, báo chí cách mạng giai đoạn 1930-1936, báo chí cách mạng giai đoạn 1936-1939, báo chí cách mạng giai đoạn 1939-1945 và bộ Sưu tập truyền đơn thời kỳ cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngoài ra, một số hiện vật liên quan đến hoạt động in ấn, phát hành báo chí, truyền đơn cách mạng những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 sẽ được đưa ra trong trưng bày.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Dương Trung Quốc “Người ta có thể nhận ra ngay những người chiến sĩ trên mặt trận báo chí trong thời kỳ hoạt động cách mạng gian khổ như thế nào và họ đóng góp như thế nào thì những người làm báo ngày nay chúng ta có thể nói trong những điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều về mặt cơ sở vật chất, về mặt khoa học công nghệ nhưng đồng thời cũng vô cùng gian khó. Gian khó làm sao cho tiếng nói của mình đến được với quần chúng, tác động tích cực vào sự phát triển của xã hội. Rõ ràng với cuộc vận động cứu nước khi toàn dân họ đón nhận những tờ báo bằng lòng yêu nước của mình thì việc trong công cuộc đổi mới phát triển ngày nay, không dễ dàng mà tiếng nói của báo chí có thể thuyết phục được người dân. Nếu như những người làm báo không trong sáng, không có kỹ năng giỏi, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp. Tôi nghĩ rằng đây chính là bài học mà chúng ta có thể soi vào những thế hệ báo chí cách mạng và ngày hôm nay chúng ta mới trưng bày một phần những đóng góp của họ mà thôi”.

Chị Mihoko Niizeki, tình nguyện viên người Nhật tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam chia sẻ “ Tôi thấy rất thú vị khi được trực tiếp chiêm ngưỡng các hiện vật ở đây bởi vì bản thân tôi là người rất thích các bản báo cũ, có niên đại từ lâu. Đến đây tôi không chỉ được chiêm ngưỡng các mẫu báo mà còn được xem rất nhiều hiện vật, tư liệu quý giá liên quan đến quá trình xuất bản ra những ấn phẩm về báo”.

Bác Phan Thị Kim Phượng, nguyên là cán bộ Nhà xuất bản thành phố, người có hiện vật đóng góp cho bảo tàng chia sẻ “Khi nhận được bằng trao bảo tồn về những hiện vật của mình, bác thấy rất phấn khởi vì mình cảm thấy đã làm đầy đủ trách nhiệm của một công dân. Tất cả những hiện vật của bác giữ lại thì bây giờ bác gửi lại cho bảo tàng, để bảo tàng cho các em ở thế hệ sau xem để các em biết và học tập”.

Còn em Lan Hương, sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ " Đến với cuộc trưng bày báo chí cách mạng ngày hôm nay em không chỉ được xem những tờ báo, những ấn phẩm báo chí của các thế hệ trước mà còn được chiêm ngưỡng những hiện vật làm ra các tờ báo đó. Mặc dù các phương tiện rất thô sơ nhưng những các vị tiền bối vẫn có thể sản xuất ra những tác phẩm, những tờ báo có sức ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Em vô cùng ngưỡng mộ".

_DSC0848Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia phát biểu tại buổi khai mạc.

_DSC0856Ông Lê Như Tiến, ông Dương Trung Quốc, tiến sĩ Đỗ Văn Thụ, ông Trần Đình Thành và ông Nguyễn Văn Cường cắt băng khai mạc phòng trưng bày chuyên đề “ Sưu tập Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945”

_DSC0874Các vị đại biểu đi tham quan triển lãm.

_DSC0888Bà Phan Thị Kim Phượng vui mừng và phấn khởi đi đóng góp cho bảo tàng những hiện vật giá trị.

_DSC0868 Triển lãm thu hút rất nhiều các vị lão thành cách mạng.

_DSC0870

_DSC0898Chị Mihoko Niizeki ( áo trắng) chăm chú xem những hiện vật tại triển lãm

_DSC0929Triển lãm thu hút cả những vị khách nước ngoài.

_DSC0877Tạp chí Tiến Lên, cơ quan tuyên truyền và lý luận của Đảng bộ khu C và báo Phá Ngục, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương.

_DSC0923Tờ báo La Lutte, trụ sở 97 rue Lagrandiere, Sài Gòn.

_DSC0917Hai tờ báo Khẳng Định và Quyết Thắng.

_DSC0922Việt Nam Cao-Dong báo, cơ quan tuyên truyền của hội bênh vực lao động An Nam, xuất bản ở Pháp, ra hàng tháng, số 2, tháng 4/1929.

_DSC0903Báo Thân Ái là cơ quan tuyên truyền cách mạng của Việt kiều.

_DSC0907Báo cờ vô sản cơ quan tuyên truyền của Liên chấp uỷ địa phương Nam Đông Dương, xuất bản 1933-1935.

_DSC0906Báo Dân Cày cơ quan tuyên truyền của chi bộ Cao Lãnh.

_DSC0878

_DSC0899

_DSC0910Đồng chí Hà Huy Tập ( trái) Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương- chỉ đạo biên tập báo L'avant garde, Kịch bóng, Le Peuple... và đồng chí Nguyễn Văn Cừ ( phải) Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương- người sáng lập báo tin tức, dân chúng...

_DSC0902Máy in: Công nhân cơ quan ấn loát bí mật của Đảng dựa theo bộ phận giữa của máy in loại Minerve, chế ra loại máy in dập tay, sử dụng từ 1944 đến tháng 8/1945.

_DSC0911Ru-lô dùng in báo " Việt Nam Độc Lập" ở khu rừng Pia, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng 1941.

_DSC0912Đèn pin và kéo được sử dụng để phục vụ công tác xuất bản của báo Việt Nam Độc Lập.

_DSC0913Bút và ống cắm bút đồng chí Trường Trinh đã sử dụng trong thời kỳ hoạt động bí mật ở Thái Nguyên từ năm 1940-1941.

_DSC0915Chiếc mâm gỗ đồng chí Trường Trinh đã sử dụng trong thời kỳ hoạt động bí mật ở Thái Nguyên từ năm 1940-1941.

_DSC0925

_DSC0900Nhà bà Hoàng Thị Úc ( tức Nguyễn Thị Tỳ) nơi xứ uỷ Bắc kỳ đặt cơ quan ấn loát báo Cờ Giải Phóng.

Ý kiến của bạn

Bình luận