Khắc phục hậu quả mưa, lũ trên QL.4A, QL.34, tỉnh Cao Bằng

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 15/08/2017 06:12

Tổng cục ĐBVN giao Sở GTVT Cao Bằng khắc phục hậu quả mưa, lũ để thông xe, giảm thiểu thiệt hại lớn phát sinh, ảnh hưởng đến ATGT, an toàn công trình trên QL.4A, QL.34.

images1616050_A1_thien_tai
Điểm sạt lở trên QL34 tại ngã ba Sơn Đông, thị trấn Tĩnh Túc. (Ảnh nguồn internet)

Theo đó, đối với QL.4A: Vị trí Km228+220 (ta luy dương bị sạt lở, tiếp giáp với ruộng lúa): Xếp kè rọ thép đá hộc chân ta luy dương. Vị trí Km230+80 (ta luy âm bị sạt lở, địa chất kém ổn định): Dịch hẳn tuyến vào taluy dương, dẫn nước ra ngoài phạm vi sạt lở. Vị trí Km230+950 (đây là phạm vi đường 2 tầng, ta luy tầng dưới bị sạt lở, đổ kè rọ đá cũ): Hót sụt, tháo bỏ kè rọ đá, xếp kè rọ đá mới nối tiếp với kè bê tông hiện tại, trên mái được gia cố ghim lưới rọ đến vai nền đường tầng trên; đào mương dẫn nước ở tầng trên sang hướng khác. Vị trí Km265+530 (tuyến đi sát sông Neo, nước sông dâng cao gây xói lở ta luy âm đến sát mép mặt đường nhựa, chiều cao ta luy lớn): Trước mắt chỉ xếp rọ đá dưới chân chống xói, cao hơp mực nước ngập; tiếp giáp vai đường xếp hàng rọ đá và dẫn nước mặt ra ngoài khu vực này.

Đối với QL.34: Vị trí Km104+054 đến Km104+100 (tuyến đi sát sông Gâm, nước sông dâng cao gây sụt ½ mặt đường, đứt cống): Đào bỏ thay phần đất đã sụt, trượt; lắp đặt nối lại cống tròn, xếp kè rọ đá hạ lưu đầu cống, đắp đất hoàn trả mặt đường; khơi thông, sửa lại hố tụ thượng lưu để dẫn nước. Vị trí Km107+753 (sụt ta âm, mặt đường bị thắt hẹp, góc cua gấp gây lật xe contener, đe dọa tắc đường): Nắn chỉnh cục bộ đường vào phía bụng đường cong, lắp đặt cống tròn, gia cố chống xói hạ lưu. Vị trí Km108+980-Km109 (tuyến đi sát sông Gâm, nước sông dâng cao gây sụt ta luy âm đến sát mép nhựa, đổ hộ lan tôn sóng): Xếp hàng kè rọ đá dưới chân (phía ngoài để chống xói); xếp kè rọ đá vai đường nối tiếp với kè đá xây đá xây đã có, đắp lại đất sau lưng kè, phục hồi lại công trình phòng hộ, đầu cống. Mở rộng và gia cố rãnh dọc dẫn nước về hướng cuối tuyến (rãnh bê tông lắp ghép). Vị trí Km158+050 ( sụt lở ta luy dương, đẩy trồi mặt đường và hư hỏng rãnh dọc): Hót sụt, đào bạt lớp đất kém ổn định trên mái, sửa chữa rãnh dọc, hoàn trả nền mặt đường bị đẩy trồi.

Vị trí Km163+100 (nằm giữa khe tụ thủy, cống nhỏ không đủ khẩu độ thoát nước, bị vùi lấp gây tràn, phá hỏng mặt đường): Lắp đặt cống bản, gia cố thượng hạ lưu bằng rọ thép, hoàn trả mặt đường bằng đá dăm láng nhựa. Vị trí Km163+330 (sụt ta luy âm đến sát mép mặt đường, nguy cơ sạt lở lớn lấn sâu vào lòng đường): Đào bỏ đất sụt, xếp kè rọ đá và đắp hoàn trả sau kè. Vị trí Km192+550 (sụt ta luy âm đến sát mép mặt đường): Đào bỏ đất sụt, xếp kè rọ đá (đóng cọc thép định vị), rãnh dọc, đắp hoàn trả sau kè. Vị trí Km204+100 (sụt ta luy âm phạm vi đầu cống đến sát mép mặt đường): Đào bỏ đất sụt, xếp kè rọ đá và đắp hoàn trả sau kè. Vị trí Km212+700 (sụt ta luy dương, đất tràn ra mặt đường): Đào bỏ đất sụt, xếp kè rọ đá giữa chân, lắp đặt rãnh đúc sẵn. Vị trí Km233+100 (sụt ta luy âm đến sát mép mặt đường): Đào bỏ đất sụt, xếp kè rọ đá, hoàn trả mặt đường.

Đối với 02 vị trí (Km136+850; Km189+130-Km189+550/QL.34): Địa hình địa chất phức tạp, gây trượt, lún sụt toàn bộ nền đường và mái ta luy âm, mất ATGT, đe dọa tắc đường; trước mắt, Sở GTVT chỉ đạo đơn vị quản lý có biện pháp bảo đảm giao thông tạm thời bằng rào chắn, cắm biển cảnh báo, thường xuyên theo dõi diễn biến hư hỏng; đồng thời lựa chọn ngay đơn vị tư vấn có năng lực khảo sát địa chất, xác định nguyên nhân, sơ bộ giải pháp khắc phục báo cáo Tổng cục ĐBVN xem xét cho phép xử lý. 

Sau khi thi công khắc phục xong công tác bảo đảm giao thông bước 1, lập Hồ sơ hoàn công công trình theo quy định; Sở GTVT Cao Bằng thẩm định hồ sơ và trình Tổng cục ĐBVN xem xét, phê duyệt.

Ý kiến của bạn

Bình luận