Hạ tầng giao thông là động lực thúc đẩy đất nước phát triển

Tác giả: Hà Thạch

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 09/02/2016 07:41

Đất nước đang bước vào mùa xuân với thế và lực mới. Đây là mùa xuân có ý nghĩa quan trọng khi Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những việc đã làm được trong giai đoạn vừa qua, đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn tới, tiền đề quan trọng thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

5 nhiệm vụ trọng tâm

nguyen-hong-truong
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường

•4Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

•4Kết nối các phương thức vận tải tạo mạng lưới giao thông vận tải đồng bộ.

•4Huy động tối đa các nguồn lực xã hội để đầu tư vào lĩnh vực GTVT trên cơ sở nâng tỷ trọng cao hơn so với trước.

•4Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để phù hợp với điều kiện thực tế đặc biệt là khi hội nhập quốc tế.

•4Đẩy mạnh tái cơ cấu, trong đó tập trung tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước để phục vụ cho phát triển chung của toàn Ngành.

Giai đoạn 2011 - 2015, phát triển kế cấu hạ tầng giao thông (HTGT) đã đạt được những kết quả khả quan, hệ thống HTGT phát triển đồng bộ, có bước đột phá quan trọng. Trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chất lượng cơ sở HTGT của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 36 bậc so với năm 2011, đây là những minh chứng quan trọng cho bước tăng trưởng đột phá của kết cấu HTGT.

Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XII nêu rõ, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả quan trọng. Với trọng tâm rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng với tầm nhìn tổng thể, dài hạn; đa dạng hóa phương thức và nguồn vốn đầu tư; hệ thống KCHT được tập trung đầu tư xây dựng; nhiều công trình quan trọng, thiết yếu được đưa vào sử dụng, tạo diện mạo mới cho đất nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

HTGT cả ở lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy được quan tâm đầu tư, bảo đảm tốt hơn sự kết nối trên phạm vi cả nước và giao thương quốc tế; hạ tầng đô thị, nhất là ở các thành phố lớn được quan tâm đầu tư.

Để HTGT trở thành động lực cho phát triển đất nước thời gian tới, Dự thảo nêu rõ, đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại; nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, nhất là tại các khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết ách tắc, quá tải; bảo đảm kết nối thông suốt giữa các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối giao thông cửa ngõ, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn; quan tâm đầu tư kết cấu HTGT tại các vùng khó khăn; ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng, đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là các đô thị lớn; nâng cao chất lượng và quản lý tốt quy hoạch đô thị, bảo đảm phát triển bền vững; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, nhất là hợp tác công - tư (PPP) phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng cường quản lý, bảo đảm tiến độ, hiệu quả và chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí.

Ngành Giao thông phát triển toàn diện

Nguyen Duc Kien

TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

5 năm vừa qua, chúng ta đã áp dụng KHCN để xử lý một loạt vấn đề phát triển như chuyển đổi lại phương thức thi công cầu. Khi làm cầu Mỹ Thuận, chúng ta đã học hỏi được công nghệ dây văng và dầm cầu super T. Cầu Rạch Miễu là sản phẩm đầu tiên do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thi công, làm chủ được công nghệ. Thêm vào đó, giờ đây chúng ta có nhiều vật liệu làm áo đường tương ứng với điều kiện khí hậu, địa chất từng vùng.

Tuy nhiên vẫn còn không ít vấn đề đang đặt ra cho KHCN ngành GTVT như: Xử lý hằn lún vệt bánh xe, hiện tượng lún khớp nối trụ giữa đường với cầu…

Đối với ngành Hàng không, chúng ta đã chủ động bảo dưỡng được các loại máy bay đang khai thác và đạt được chứng chỉ PIC/S. Đối với đường sắt, với điều kiện hạ tầng hiện có, chúng ta đã khai thác tương đối tốt, từng bước nâng tốc độ chạy tàu. Đặc biệt trong năm qua, ngành Đường sắt đã xử lý được vấn đề xả thải trên đường sắt và mùi trên các toa xe. Điều đó được đánh giá là bước đột phá, từng bước hiện đại hóa ngành Đường sắt.

Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, công tác tuyên truyền ATGT đã thực sự phát huy hiệu quả khi người dân nghiêm chỉnh chấp hành mặc áo phao khi ngồi trên thuyền, khi có tai nạn xảy ra đã hạn chế tối đa thiệt hại về người.

Về Hàng hải, công tác cổ phần hóa các cảng biển là rất tốt, nhiều đơn vị bắt đầu có lãi và có thể hoạch định những chiến lược kinh doanh lớn hơn, quy mô hơn.

Trong những thành quả đó, KHCN luôn đóng một vai trò quan trọng, là giá trị đặc biệt trong chuỗi sản xuất.

Ý kiến của bạn

Bình luận