Đảm bảo TTATGT đợt nghỉ Lễ 30/4-1/5, kỳ tuyển sinh ĐH

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 20/04/2017 03:49

Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Sở GTVT; các Cục QLĐB, Cục QLĐB cao tốc và các nhà đầu tư BOT đường bộ tăng cường công tác bảo đảm ATGT trong Quý II/2017 phục vụ đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và trong đợt cao điểm diễn ra Kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.

antoangiaothong7401
Tăng cường công tác đảm bảo TTATGT dịp nghỉ Lễ lễ 30/4-1/5, Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 (Ảnh nguồn internet)

Theo đó, các Cục QLĐB, các Sở GTVT, các nhà đầu tư BOT tăng cường công tác bảo trì, sửa chữa đường bộ; xử lý kịp thời các điểm đen mất ATGT, trong thời gian chưa kịp xử lý căn cơ thì phải thực hiện ngay các giải pháp tạm thời, cảnh báo; kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo giao thông, các đoạn tuyến, khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông, các tuyến đường cửa ngõ vào các thành phố lớn; tăng cường công tác tuần đường, tuần kiểm, có phương án bố trí nhân lực ứng trực để kịp thời phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức điều tiết giao thông khi xảy ra ùn tắc, TNGT; khắc phục kịp thời các sự cố, TNGT đường bộ xảy ra trong khu vực quản lý.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra để kịp thời điều chỉnh, cảnh báo hoặc bổ sung các biện pháp phù hợp để nâng cao ATGT, giảm ùn tắc tại các nút giao, các đoạn đường đèo dốc có nguy cơ cao xảy ra TNGT, các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ với đường sắt, các tuyến đường qua khu vực trường học, khu đông dân cư và các vị trí tiềm ẩn mất ATGT. Triển khai các giải pháp thực hiện Tuần lễ ATGT đường bộ lần thứ 4 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc từ 08-14/5/2017 với chủ đề “Kiểm soát phương tiện chạy quá tốc độ” theo văn bản số 1232/BGTVT-ATGT của Bộ GTVT.

Đồng thời, chỉ đạo các trạm thu phí phải có phương án tăng cường bố trí nhân viên bán vé, tăng số cửa thu vé hoặc mở cửa trạm để giải quyết ùn tắc hoặc phân luồng khi cần thiết điều tiết giao thông tránh gây ùn tắc; bố trí lực lượng Thanh tra theo dõi, kiểm tra, xử lý ngay khi ùn tắc, đặc biệt các cửa ngõ trọng điểm ra vào thành phố. Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng tham gia bảo đảm giao thông, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, dừng đỗ trái qui định và các trường hợp vi phạm trật tự ATGT. Các Ban QLDA trực thuộc nghiêm túc thực hiện công tác bảo đảm ATGT khi thi công dự án trên đường đang khai thác, không để xảy ra UTGT và tình trạng gây mất ATGT do thi công.

Các Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị vận tải trên địa bàn xây dựng phương án chuẩn bị đầy đủ phương tiện đảm bảo an toàn để tham gia vận chuyển hành khách đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của người dân. Bố trí cán bộ trực thường xuyên để cấp phát kịp thời phù hiệu, biển hiệu cho các phương tiện và tiếp nhận, xử lý các thông tin thông qua thiết bị giám sát hành trình và đường dây nóng của địa phương về tình hình hoạt động vận tải trên địa bàn. Cùng với đó, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng ô tô.

Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các đơn vị vận tải bố trí cán bộ trực để giải quyết kịp thời phục vụ công tác vận tải. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, lái xe để đảm bảo thời gian làm việc của lái xe theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục lái xe và nhân viên phục vụ trên xe chấp hành nghiêm túc các quy định về trật tự ATGT, không sử dụng rượu bia trước, trong và sau thời gian lái xe; có tinh thần, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.  Duy trì hoạt động của các thiết bị GSHT, truyền dẫn, lưu trữ đầy đủ các dữ liệu theo quy định về đơn vị; bố trí nhân viên thường xuyên theo dõi, tổng hợp các dữ liệu từ thiết bị GSHT trên xe của đơn vị để giải quyết nhanh chóng các sự cố trên đường. Đồng thời, trang hoàng lại cảnh quan, vệ sinh môi trường, ánh sáng tại bến; bố trí đầy đủ các biển chỉ dẫn, sắp xếp, điều tiết phương tiện ra vào, đón trả khách hợp lý, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng để đảm bảo tình hình trật tự, an ninh trong và ngoài bến. Xây dựng kế hoạch huy động, điều động phương tiện để giải toả hành khách kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định liên quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện hoạt động vận tải tại bến xe.

Nội dung kiểm tra cần chú trọng vào các điều kiện về tình trạng kỹ thuật, chất lượng phương tiện; người điều khiển phương tiện phải có GPLX còn hiệu lực, phù hợp với loại xe điều khiển; có đủ số lái xe để thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc của lái xe và đặc biệt là lái xe không sử dụng rượu bia trước khi cho xe xuất bến; vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện an toàn của xe ô tô chở khách ngay tại bến (đặc biệt lưu ý điều kiện an toàn về cháy, nổ của xe khách giường nằm 2 tầng), cương quyết không cho xuất bến các xe không bảo đảm điều kiện an toàn, xe có dấu hiệu nhồi nhét khách, người lái xe có dấu hiệu sử dụng rượu, bia.

Các đơn vị phải công khai và thường trực số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin về vận tải, TNGT nghiêm trọng, sự cố cầu đường, UTGT...và báo cáo kịp thời về Tổng cục ĐBVN khi xảy ra ùn, tắc, TNGT và các vi phạm khác.

Ý kiến của bạn

Bình luận