Chọn cỡ tàu vận tải hợp lý trên các tuyến ĐTNĐ

23/07/2016 05:32

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thực hiện chủ trương hài hòa giữa các phương thức vận tải, đội tàu vận tải thủy nội địa (VTTNĐ) Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 đã tăng nhanh về số lượng (tăng bình quân 13%/năm), trọng tải mỗi con tàu (đoàn tàu) trên tuyến cũng lớn hơn do điều kiện luồng lạch đã được nâng cấp khá ổn định.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ     

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thực hiện chủ trương hài hòa giữa các phương thức vận tải, đội tàu vận tải thủy nội địa (VTTNĐ) Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 đã tăng nhanh về số lượng (tăng bình quân 13%/năm), trọng tải mỗi con tàu (đoàn tàu) trên tuyến cũng lớn hơn do điều kiện luồng lạch đã được nâng cấp khá ổn định. Các nhà thiết kế và đóng mới phương tiện thủy luôn cải tiến, thay đổi kích thước tàu để phù hợp với thực tế luồng lạch. Bài toán chọn cỡ tàu hợp lý trên các tuyến vận tải chính với mục đích thông qua các chỉ tiêu khai thác, tính toán so sánh các cỡ tàu có trọng tải khác nhau đi trên cùng một tuyến, chở cùng một loại hàng để đưa ra một khuyến nghị nên sử dụng loại trọng tải nào sẽ mang lại hiệu quả hơn.

2. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TRÊN TUYẾN

Cơ sở để lựa chọn loại tàu vận chuyển trên tuyến phụ thuộc vào các yếu tố:

- Loại hàng hàng vận chuyển trên tuyến;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật của luồng tuyến (Bmin. Hmin; Rmin và kích thước các công trình vượt sông);

- Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của phương tiện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của luồng tuyến, cảng bến;

- Kết cấu tàu phù hợp với đặc tính của loại hàng yêu cầu vận chuyển.

Tính toán lựa chọn tàu: Tổng chi phí để so sánh bao gồm 2 chi phí thành phần là chi phí khai thác và giá đầu tư tàu (tính trên 1 tấn hàng hóa).

2.1. Chi phí khai thác

Chi phí khai thác được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu khai thác vận tải của tàu (đoàn tàu) trên tuyến. Về cơ bản, chi phí khai thác cấu thành bởi các thành phần chi phí khi tàu chạy và tàu đỗ được khái quát theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ phương pháp luận chi phí khai thác

Chi phí khai thác được tính cho chuyến đi vòng tròn như sau:

Ckt =  (Cđỗ   x `sum` tđỗ     + Cch   x `sum`  tch    ) / Q x `gamma`                             (đồng/tấn)

Trong đó:

Cđỗ, Cch - Chi phí cho 1 ngày tàu đỗ và 1 ngày tàu chạy (đồng/ngày/tàu);

∑tđỗ, ∑tch - Tổng thời gian đỗ, chạy của tàu trong 1chuyến đi vòng tròn (ngày);

Q - Trọng tải của tàu (tấn);

g - Hệ số lợi dụng trọng tải.

Các chi phí thành phần trong chi phí khác được xác định như sau:

Chi phí đỗ: Cđỗ = C0 + K × Cnl  (đồng/ngày.tàu);

Chi phí chạy: Cch = C0 + Cnl  (đồng/ngày.tàu).

Trong đó:

C0 - Chi phí cố định (đồng/ngày.tàu);

Cnl - Chi phí nhiên liệu chạy tàu (đồng/ngày.tàu);

K - Tỷ lệ giữa chi phí nhiên liệu đỗ so với nhiên liệu chạy.

Chi phí cố định C0 gồm những khoản mục chi phí sau:

C0 = CL + CBHXH + CKHCB + CKHSCL + CSCTX + CVRMH + CQL + CK

Trong đó: CK - Chi phí khác bao gồm phí đăng kiểm, phí bảo hiểm tàu…

Chi phí tiền lương:  CL  = (12 x CLKSP ) / T        (đồng/ngày.tàu)

Trong đó

12 - Số tháng làm việc trong năm;

CLKSP - Lương khoán sản phẩm (đồng/đoàn.tháng);

TKT - Thời gian khai thác phương tiện trong năm (ngày).

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

CBHXH = 0,22 × C(đồng/ngày.tàu)

Chi phí khấu hao cơ bản:

 CKHCB     = Khấu hao cơ bản / TKT     (đồng/ngày.tàu)

Chi phí sửa chữa lớn:

CKHSCL   = Khấu hao sửa chữa lớn / TKT   (đồng/ngày.tàu)

Chi phí sửa chữa thường xuyên:

CSCTX  = Sữa chữa thường xuyên / TKT (đồng/ngày.tàu)

Chi phí vật rẻ mau hỏng:

CVRMH   = Trang bị định mức / TKT  (đồng/ngày.tàu)

Chi phí quản lý: Là khoản chi trả cho hoạt động quản lý tại doanh nghiệp, bao gồm khấu hao nhà cửa, văn phòng, trang thiết bị văn phòng, lương và các khoản điều hành của ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng.

Chi phí nhiên liệu:

Cnl = 24 × N × (Dnl × gnl + Dd × gd + Dm × gm)× α /1000 (đồng/ngày.tàu).

Trong đó:

Dnl ', Dd ', Dm  - Suất tiêu hao nhiên liệu, dầu, mỡ (gam/CV.h);

gnl ' , gd ' , gm - Giá nhiên liệu, dầu, mỡ (đồng/kg);

N - Công suất máy chính (CV);

a - Hệ số sử dụng công suất khi chạy.

2.2. Chi phí đầu tư phương tiện

Tính toán chi phí đầu tư phương tiện tương tự như tính chi phí khai thác:

Kpt =  (Kđỗ   x `sum`  tđỗ    + Kđt   x `sum`   tch    ) / Q x `gamma`              (đồng/tấn hàng hóa)

Trong đó:

Kđt - Chi phí đầu tư của một ngày tàu khai thác;

Kđt = Giá trị đóng mới *0,1/ T kt.

Để tính chi phí khai thác, các chỉ tiêu nêu trong các công thức trên phải được thu thập từ thực tế tại các doanh nghiệp đang có phương tiện khai thác trên các tuyến, đồng thời đưa về cùng một hệ quy chiếu về giá. Bài toán được thực hiện khá công phu và cho những kết quả đáng tin cậy. Dưới đây là biểu kết quả chọn tàu trên một số tuyến chính đưa ra nhằm khuyến nghị các đơn vị vận tải tham khảo làm định hướng phát triển phương tiện trong tương lai.

Untitled

 

 

Ý kiến của bạn

Bình luận