Cảng vụ ĐTNĐ KVI: Nỗ lực đảm bảo ATGT đường thủy tại miền Trung

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
19/11/2016 06:32

Cảng vụ Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Khu vực I đã xây dựng phương án triển khai hoạt động của đại diện Cảng vụ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là dấu hiệu tích cực trong công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trên toàn tuyến nói chung và tại 3 địa phương nói riêng. Để tìm hiểu thêm về phương án triển khai hoạt động của Đại diện Cảng vụ tại 3 địa phương.

Việc đưa vào quản lý sẽ góp phần đảm ba
Việc đưa vào quản lý các cảng, bến thủy nội địa sẽ góp phần đảm bảo ATGT đường thủy tại các tỉnh miền Trung

Tạp chí GTVT đã có có cuộc trao đổi với ông Văn Trọng Dũng - Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ KVI 

PV: Việc triển khai hoạt động của đại diện cảng vụ ĐTNĐ khu vực I tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Ông Văn Trọng Dũng: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là 3 tỉnh có hệ thống sông, kênh phục vụ cho việc phát triển vận tải thủy nội địa của địa phương cũng như là nơi trung chuyển hàng hóa ra các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa gia tăng, do đó ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ; số lượng phương tiện thủy  tăng nhanh về cả số lượng và số tấn trọng tải. Tuy nhiên, ở góc độ quản lý, các tuyến ĐTNĐ quốc gia trên địa bàn 3 tỉnh chưa có lực lượng cảng vụ ĐTNĐ thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về GTVT đường thủy nhằm bảo đảm an toàn đối với cảng, bến và phương tiện ra vào cảng, bến. Hầu hết các phương tiện thủy còn chưa được kiểm tra về điều kiện đảm bảo an toàn như: Đăng ký, đăng kiểm, bằng cấp, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn nhưng vẫn hoạt động tại cảng, bến và tuyến luồng. Tình trạng phương tiện xếp hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn thường xuyên xảy ra tại các cảng, bến thủy nội địa mở tự phát khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố, cấp phép hoạt động. Thực trạng trên tiềm ẩn nguy cơ cao về TNGT ĐTNĐ.

Do vậy, để bảo đảm các quy định về ATGT ĐTNĐ được thi hành nghiêm chỉnh tại 3 địa phương trên, việc tổ chức triển khai hoạt động của văn phòng đại diện cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I là rất cấp thiết.

PV: Phạm vi quản lý của các đại diện cảng vụ tại 3 tỉnh được sắp xếp như thế nào?

Ông Văn Trọng Dũng: Phạm vi quản lý của các đại diện cảng vụ được phân bố như

01

Ông Văn Trọng Dũng

sau: Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I tại Thanh Hóa quản lý các cảng, bến trên 7 tuyến ĐTNĐ quốc gia với tổng chiều dài 198km, tổng số lượng 17 bến, cụ thể:

Kênh Nga Sơn; từ ngã ba Chế Thôn đến Điện Hộ dài 27km chảy qua địa phận huyện Nga Sơn;

Sông Lèn: Từ ngã ba Bông đến Cửa Lạch Sung dài 51km chảy qua địa phận các huyện hà Trung, Hậu Lộc;

Kênh De từ ngã ba Yên Lương đến Ngã ba Trường Xá dài 6,5km chảy qua các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn;

Sông Tào từ ngã ba Tào Xuyên đến Phao số "0" cửa Lạch Trường dài 32km chảy qua huyện Hoằng Hóa;

Sông Mã từ Ngã ba Bông đến cách cầu Hoàng Long 200m về phía hạ lưu dài 36km chảy qua địa bàn huyện Quan Hóa, Bá Thước, TP. Thanh Hóa;

Sông Bưởi từ Kim Tân đến ngã ba Vĩnh Linh dài 25,5km chảy qua các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc;

Lạch Bạng - đảo Hòn Mê: Từ cảng Lạch Bạng đến cảng quân sự đảo Hòn Mê dài 20km.

Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I tại Nghệ An quản lý các cảng, bến trên 02 tuyến ĐTNĐ quốc gia với tổng chiều dài 114,5km, tổng số lượng 5 bến, cụ thể như sau:

Sông Lam từ Đô Lương đến Thượng lưu cảng Bến Thủy 200m, dài 96,5km; thuộc các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn;

Sông Hoàng Mai từ Cầu Tây đến cửa Lạch Cờn, dài 18km; thuộc thị xã Hoàng Mai. 

Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I tại Hà Tĩnh quản lý các cảng, bến của trên 3 tuyến ĐTNĐ quốc gia với tổng chiều dài 167,5km; tổng số lượng cảng, bến trên các tuyến sông là 17 bến, cụ thể:

Sông La - Ngàn Sâu từ ngã ba Cửa Rào đến ngã ba Núi Thành dài 40 Km; chảy qua các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ.

Sông Rào Cái - Gia Hội từ ngã ba Sơn đến cửa Nhượng dài 63km; chảy qua các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà.    

Sông Nghèn từ Cống Trung Lương đến Cửa Sót, dài 64,5km chảy qua các huyện Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà.

PV: Phương án tài chính, nhân sự cho các đại diện cảng vụ tại 3 địa phương ra sao, thưa ông?

Ông Văn Trọng Dũng: Về tài chính, chúng tôi đã tính toán, bố trí phương án trang bị cơ sở vật chất ban đầu bao gồm trang thiết bị, chi hoạt động, tiền xăng xe, xăng xuồng cao tốc... tạm thời trong vòng 1 năm cho đại diện cảng vụ ĐTNĐ mỗi tỉnh với kinh phí là khoảng trên dưới 800 triệu đồng/tỉnh. Về vấn đề thu phí và lệ phí, Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I không đặt mục tiêu thu phí tại các tỉnh miền Trung mà coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, tập trung chủ yếu vào công tác đảm bảo an toàn cho cảng, bến và phương tiện vào, rời cảng.

Về nhân sự, để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian đầu thành lập, dự kiến mỗi đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dự kiến sẽ tạm thời bố trí 10 cán bộ, cảng vụ viên, trong đó có 01 trưởng Đại diện Cảng vụ, 01 phó trưởng Đại diện Cảng vụ và 8 cảng vụ viên, sau đó sẽ bổ sung thêm cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quan điểm của đơn vị là sẽ tuyển dụng 100% cán bộ là người địa phương, nhưng thời gian đầu sẽ tạm thời lấy từ định biên tại các đại diện trực thuộc và khối văn phòng của Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I để điều động vào công tác tại 3 tỉnh. 

PV: Phương hướng tổ chức hoạt động của các đại diện Cảng vụ tại 3 tỉnh trong thời gian tới là gì?

Ông Văn Trọng Dũng: Trong thời gian tới, đại diện cảng vụ 3 tỉnh sẽ thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, đặc biệt là các xã, phường ven sông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật về bảo đảm ATGT ĐTNĐ đến từng người dân, doanh nghiệp khi tham gia giao thông ĐTNĐ.

Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn các chủ cảng, bến các thủ tục đề nghị công bố, cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật; kiểm tra hướng dẫn và yêu cầu các chủ phương tiện thực hiện đăng ký, đăng kiểm; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn đối với người điều khiển phương tiện thủy để từng bước đưa công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa tại các tỉnh miển Trung đi vào nền nếp và tuân thủ các quy định của pháp luật; tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng chống bão, lũ và cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố TNGT ĐTNĐ xảy ra trên địa bàn.

Với những định hướng cụ thể trên, tôi tin rằng, sự hoạt động của Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực I tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ đóng góp tích cực trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy trên toàn tuyến nói chung và ATGT ĐTNĐ trong 3 tỉnh nói riêng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ý kiến của bạn

Bình luận