Cả thế giới thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm vì tắc đường?

Tác giả: vnreview

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 06/03/2018 11:10

Đức, Anh và Mỹ, mỗi năm thiệt hại ước chừng khoảng 461 tỷ USD, tương đương 975 USD/người do tắc đường.

photo1520242240554-1520242240554479720697
 


Có riêng một từ “sự tức giận trên đường” để nói đến những cảm xúc khó chịu khi phải chịu đựng tắc đường. Chắc chắn, trong cuộc sống hiện đại, không có nhiều trải nghiệm khó chịu hơn thế.

Một báo cáo mới đây từ INRIX, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu giao thông, cho thấy việc tắc nghẽn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cũng như cảm xúc của con người.

Công ty sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập bởi hệ thống GPS đối với khoảng 300 triệu phương tiện giao thông trên 5 triệu dặm đường tại 1.360 thành phố thuộc 38 quốc gia.

Công ty chuyển những số liệu này thành các con số để tính toán về mặt kinh tế, xét đến cả những chi phí trực tiếp như thời gian hay nhiên liệu hao phí cho đến những chi phí gián tiếp ví như giá tiêu dùng tăng cao do chi phí vận chuyển tăng khi tắc đường.

Công ty tính toán rằng tại Đức, Anh và Mỹ, mỗi năm thiệt hại do tắc đường ước chừng khoảng 461 tỷ USD, tương đương 975 USD/người.

Cũng theo tính toán của INRIX, thành phố mà người dân phải chịu tắc đường trong thời gian dài nhất chính là Los Angeles với 102 giờ mỗi năm ở thời điểm người dân đi lại nhiều nhất trong năm 2017.

Tình trạng tắc đường tại nhiều thành phố khác của Mỹ cũng rất tồi tệ, ví như có thể kể đến Boston. Nhìn chung, khoảng cách càng dài thì thời gian người ta phải tiêu tốn vào tắc đường càng lớn.

photo-1-15202422104471497670211
 


 Ước tính số giờ và tiền bị mất do tắc đường gây ra. Biểu đồ trái thể hiện số giờ mỗi lái xe mất do tình trạng tắc giờ trong giờ cao điểm ở các thành phố. Biểu đồ phải thể hiện chi phí trung bình mỗi lái xe mất ở 5 thành phố tắc đường nhất ở mỗi nước (Mỹ, Anh, Đức). Đồ họa: The Economist

Tại New York, tình trạng tắc đường cũng vô cùng tệ. Thành phố này nổi tiếng với hệ thống metro chứ không phải văn hóa ô tô. Giao thông công cộng tại New York chiếm đến 41% tổng lượt sử dụng giao thông công cộng tại Mỹ. Thế nhưng không vì thế mà tình trạng tắc đường ở New York đỡ tồi tệ hơn.

Chi phí gián tiếp do tắc đường mà người dân thành phố New York phải gánh chịu cao bất thường. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa phải phụ thuộc nhiều hoạt động vận tải.

INRIX tính toán rằng New York mất 34 tỷ USD trong năm ngoái vì tắc đường, con số cao nhất trong nghiên cứu.

Một thập kỷ trước đây, thị trưởng thành phố New York, ông Michael Bloomberg, đã cố gắng tính phí tắc đường thế nhưng nỗ lực này của ông đã bị chính quyền bác bỏ. Và những ai có ý định tương tự trong tương lai chắc chắn sẽ phải cần đến những số liệu đáng thuyết phục hơn để làm được điều mình muốn.

Tuy nhiên, tính trên toàn thế giới, những nước có tình trạng tắc đường tồi tệ nhất chính là những nước có nền kinh tế đang phát triển nơi mà sự phát triển của hạ tầng đường sá và giao thông công cộng không theo kịp với tăng trưởng dân số.

Tại Thái Lan, mỗi năm người Thái mất 56 tiếng do tắc đường. Tại Indonesia và Columbia, con số này lần lượt là 51 và 49.

Tại châu Âu, Nga là nước có tình trạng tắc đường tồi tệ nhất. Trong nhóm 10 thành phố tắc đường nhiều nhất châu Âu có đến 5 thành phố ở Nga. London và Paris là hai thành phố lớn với nền kinh tế quy mô lớn, không ngạc nhiên khi hai thành phố này cũng phải chịu tình trạng tắc đường.

Đức cũng có rất nhiều thành phố hay bị tắc đường. Dù các thành phố của Đức thường có quy mô trung bình, hạ tầng giao thông tốt, thế nhưng đường sá của các thành phố rất hay mắc kẹt với nhiều hàng hóa được vận chuyển đi và đến các cảng biển.

Ý kiến của bạn

Bình luận