Bến xe Hà Nội 'vắng tanh' ngày giáp Tết

Tác giả: Hiểu Lam

saosaosaosaosao
Bạn đọc 03/02/2021 06:00

Dù chỉ còn hơn 1 tuần nữa là tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, song tại các BX của Hà Nội lác đác người ra vào, đìu hiu bất thường...


20210202_163529
Dịp cận Tết hàng năm, những bến xe, bến tàu luôn đông đúc, tập nập người qua lại. Thế nhưng, ngày 2/2 (tức 21 tháng Chạp) lượng khách đổ về bến xe Giáp Bát giảm sâu, các quầy vé lác đác người mua, đây là điều hiếm thấy so với những năm trước - Ảnh: Hiểu Lam.

Theo thông lệ hàng năm, trước và ngay sau thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà xe hoạt động tại bến xe khách ở Hà Nội đều tăng công suất “kịch khung” hoặc vượt đến cả mấy chục phần trăm nhưng vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu đi lại của hành khách.

Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nhồi nhét, tăng giá vé hay chèn ép vô tội vạ mà ở đó, các “thượng đế” hầu hết ở thế “chiếu dưới”, phải lựa các nhà xe như lựa cơm sống.

Thế nhưng năm nay, do dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát với xu hướng phức tạp hơn đã khiến cho việc đi lại bằng các phương tiện công cộng của người dân giảm sâu. Hình ảnh các bến xe chật như nêm cối, rồi từng đoàn người chen lấn đến mướt mồ hôi để giành lấy một chỗ trống trên xe chỉ còn là những dấu son huy hoàng của quá khứ.

Tại Hà Nội, các bến xe lớn như Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm… đều lâm cảnh ảm đạm, không khí quạnh quẽ bất thường. Lượng xe khách vào bến liên tục nhưng không xảy ra ùn tắc...

Tình trạng này, tất nhiên, làm cho giới kinh doanh vận tải hành khách như ngồi trên đống lửa, đứng trước nguy cơ phá sản do thua lỗ nặng nề.

Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát biết: “Mọi năm tầm này bến nhộn nhịp lắm nhưng năm nay khách chỉ bằng 50% lượng khách năm ngoái”.

Trong khi khách qua bến vắng, thì việc nhiều nhà xe bỏ bến ra chạy ngoài cũng khiến lãnh đạo bến xe Giáp Bát đứng ngồi không yên. Cũng theo ông Thành, hiện tại bến có gần 100 nốt xe của hàng chục doanh nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 10 - 30%.

“Phần lớn doanh nghiệp bỏ nốt thuộc các tuyến Thanh Hóa, Ninh Bình và Nam Định. Trong đó, có những nhà xe hoạt động với quy mô khá lớn như: Công ty CP ôtô Ninh Bình, tỷ lệ nốt hoạt động cao nhất cũng chỉ hơn 20%, tương ứng khoảng 5 - 7 chuyến/ngày. Trong khi trước đây, doanh nghiệp này có gần trăm chuyến hoạt động. Hay Công ty CP Du lịch thương mại và đầu tư Thiên Trường, đăng ký tuyến đi Ninh Bình nhưng bỏ không hoạt động ở bến”, ông Thành nói.

Ông Thành cho biết thêm, hầu hết nhà xe bỏ bến, hoạt động không đủ tỷ lệ quy định được chuyển từ bến xe Mỹ Đình về. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng hành khách giảm nên nhiều đơn vị cũng đăng ký giảm số nốt xuống để duy trì hoạt động.

Còn ông Lý Trường Sơn, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình chia sẻ: "Tôi từng làm ở bến xe nhiều năm nay, nhưng chưa năm nào thấy cảnh bến xe gần Tết mà đìu hiu đến vậy. Ngày hôm nay, ngoài 800 lượt xe xuất bến như dự kiến thì bến đã tăng cường thêm 10% số xe, song đến 12h trưa, nhìn lượng khách vào ra bến, chúng tôi khẳng định luôn là không phải dùng đến xe tăng cường nữa. Nếu ngày thường, bến đón đưa khoảng 6.000-8.000 hành khách/ngày, thì nay là ngày cao điểm Tết, nhưng chỉ có khoảng 3.000-4.000 khách/ngày. Thậm chí có ngày còn ít hơn. Số xe xuất bến cũng chỉ đạt tới 40-50%”.

Tình cảnh này cũng diễn ra tương tự tại bến xe Nước Ngầm. Ông Trịnh Hoài Lam, Phó giám đốc bến xe Nước Ngầm cũng thông tin, tình trạng xe bỏ bến xảy ra từ năm 2018 đến nay. Hiện, bến có gần 200 nốt xe bỏ bến, chưa kể một số nốt xe có tần suất hoạt động thấp. Phần lớn các nhà xe bỏ bến thuộc tuyến Nước Ngầm - Nam Định và Nước Ngầm - Thái Bình. Các tuyến này được điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình về vào năm 2017. Đây là nguyên nhân khiến bến xe đã vắng nay lại càng vắng hơn.

"Tuy vậy, để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết, bến xe Nước Ngầm đã thông báo với các doanh nghiệp vận tải yêu cầu ký cam kết không chở quá số ghế quy định, phải cung cấp đủ vé cho bến. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải niêm yết đầy đủ giá vé trong và ngoài xe, không thu cao hơn giá vé đã đăng ký” – ông Nam cho hay.  

Một số nghi nhận của PV Tạp chí GTVT trong chiều ngày 2/2 - tức 21 tháng Chạp: 

DSC08323
 
DSC08325
Tại bến xe Giáp Bát, lượng hành khách mua vé tại quầy rất thưa thớt.
DSC08324
Phòng chờ bến xe cũng vắng vẻ, đìu hiu.
DSC08328
Đại diện hãng xe khách Đất Cảng (Hải Phòng) cho biết: “Lượng khách về quê tính đến thời điểm hiện tại là rất ít, so với mọi năm đây là điều bất ngờ vì những năm trước, trong những ngày này, số lượng người đổ về quê đã là rất nhiều. Những ngày qua, tuy cận tết nhưng doanh nghiệp cũng chỉ chạy theo biểu đồ như những ngày bình thường chứ không xin chạy tăng cường như những năm trước".
DSC08330
 
DSC08332
Một số tài xế xe khách tại bến Giáp Bát chia sẻ: Không ngờ rằng năm nay vắng khách quá, thời điểm 23 tháng Chạp đáng ra phải đông, xe thường phải hết chỗ, có dư cũng chỉ dư 2-3 ghế, vậy mà năm nay "không hiểu khách đi đâu hết rồi".
DSC08334
 
DSC08321
Khu vực xung quanh bến xe không có tình trạng chen lấn xô đẩy.
DSC07982
Tương tự, tại BX Mỹ Đình, không có cảnh chen chúc mua vé, cãi vã cũng không có cảnh phải nhích từng chút một giữa dòng người nườm nượp.
DSC07974
Hiếm lắm mới có một hành khách mua vé đi tuyến Phú Thọ tại BX Mỹ Đình.
DSC07975
Nguyên nhân bến xe Tết năm nay vẳng vẻ nhiều so với mọi năm một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một phần là do người dân sử dụng phương tiện cá nhân để về quê...
DSC07981
 
DSC07978
Một chuyến xe buýt tuyến Sơn Tây cũng chỉ lác đác vài khách.
Ý kiến của bạn

Bình luận