Bật đèn pha trong những trường hợp nào sẽ bị xử phạt?

Tác giả: Anh Nguyễn

saosaosaosaosao
Bạn đọc 28/06/2021 06:00

Đèn pha có công dụng soi khoảng đường phía trước, tăng tầm nhìn vào ban đêm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng đèn chiếu xa trên đường tối không có đèn, đường có chia hai làn ngược chiều riêng biệt…

0958_Bat_Den_Pha_Tro
Đèn chiếu xa hay còn gọi là đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh, gây lóa mắt. Ảnh minh họa

Hành vi bật đèn pha thậm chí còn được thực hiện phổ biến trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư. Điều này khiến người đi ngược chiều rất khó chịu vì bị lóa mắt, khiến họ có thể bị lạc tay lái, mất phương hướng, dẫn đến bị ngã xe hoặc va chạm với người tham gia giao thông khác. 

Các trường hợp không được sử dụng đèn pha theo Luật Giao thông đường bộ 2008, tại Khoản 12 Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm, có quy định về việc các phương tiện không được sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ như xe cứu hỏa, xe cứu thương,…

Khi tham gia giao thông, nếu thấy phương tiện ngược chiều, lái xe phải ngay lập tức chuyển sang chế độ đèn chiếu gần để tránh gây lóa mắt, khó chịu cho người đi đường. Mức xử phạt tuy không cao nhưng đấy là văn hóa tham gia giao thông.

Việc này sẽ giảm thiểu tối đa xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Đây cũng là cách để chúng ta tự bảo vệ mình và đảm bảo sự an toàn cho mọi người cùng tham gia giao thông.

Hành vi này sẽ bị xử lý với mức phạt như thế nào?

+ Từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với ô tô và các phương tiện tương tự ô tô tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển ô tô sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.

+ Từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy và các phương tiện tương tự khác được quy định tại tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Ý kiến của bạn

Bình luận