Xe "có ngọn" vẫn rầm rộ sau chỉ đạo của Công an tỉnh Hưng Yên

Tác giả: Nhóm phóng viên

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 07/04/2022 11:40

Trong khi Công an tỉnh Hưng Yên quyết liệt xử lý, tình trạng xe tải "có ngọn" vẫn phổ biến trên đường tỉnh 378 qua các huyện Khoái Châu, Văn Giang.

Tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ trên tuyến đường tỉnh 378, địa phận tỉnh Hưng Yên gây mất an toàn giao thông.

Tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ trên tuyến đường tỉnh 378, địa phận tỉnh Hưng Yên gây mất an toàn giao thông.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, các đơn vị nghiệp vụ, công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện kỹ thuật, tiến hành các biện pháp công tác nhằm thực hiện hiệu quả chuyên đề “Chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện đường bộ”. Kế hoạch này sẽ thực hiện từ ngày 15/3 cho đến hết ngày 14/5/ 2022.

Theo kế hoạch, Phòng CSGT tỉnh được giao phối hợp với Công an các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chủ xe, lái xe nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về tải trọng khi tham gia giao thông đường bộ.

Đồng thời, thành lập các tổ công tác tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý xe ô tô tải, máy kéo, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng vi phạm các quy định khi tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ; các chủ phương tiện có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện có hành vi chở hàng quá tải, quá khổ, tự ý cải tạo, thay đổi kích thước thành, thùng xe...

Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Tạp chí GTVT  trong nhiều ngày đầu tháng 4/2022, tình trạng xe có dấu hiệu quá tải trọng lưu thông trên tuyến đường tỉnh 378 chạy qua địa bàn các huyện Khoái Châu, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn diễn ra phổ biến.

Các phương tiện hoạt động tại tuyến đường này chủ yếu là loại xe tải 3-4 trục, quan sát mắt thường dễ thấy hầu hết các xe đều có kích thước thành thùng cao hơn 1m, nhiều chiếc cơi nới, be chắn thêm 30-50cm và chở "có ngọn" (quá kích thước thành thùng), che chắn tạm bợ, thậm chí không phủ bạt chống rơi vãi theo quy định.

Trong các xe hoạt động, có nhiều xe gắn lô gô, như: HV, AB, B5, Phú Quang, 08, 17… Điều đáng nói, tình trạng xe "có ngọn" hoạt động rầm rộ là thế nhưng không thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.

Trước đó, Tạp chí GTVT đã có bài viết phản ánh về tình trạng xe công nông, xe tự chế, không kiểm định an toàn kỹ thuật, không đèn tín hiệu; nhiều xe lắp đặt hệ thống ben tự đổ phục vụ việc vận chuyển vật liệu rời như: Đất, đá, cát sỏi, phế thải xây dựng… ngang nhiên hoạt động, uy hiếp nghiêm trọng kết cấu hạ tầng và tiềm ẩn nguy cơ TNGT cho người tham gia giao thông.

Điển hình tại huyện Văn Giang, mỗi ngày có hàng chục xe công nông chở cát quá tải từ các mỏ vật liệu nằm dọc sông Hồng lưu thông trên đường tỉnh 378 đến các công trình xây dựng, địa bàn các xã Liên Nghĩa, Phụng Công, Xuân Quan, thị trấn Văn Giang.

Một số hình ảnh do PV Tạp chí GTVT ghi nhận tại đường tỉnh 378 Hưng Yên:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Để tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện, chấm dứt tình trạng phương tiện quá tải tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Công an các đơn vị, địa phương, tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, xử lý các xe quá tải trên các tuyến giao thông.

Chỉ thị cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng phương tiện chở quá tải tham gia giao thông trên địa bàn.

Ý kiến của bạn

Bình luận