Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển

Tác giả: MAI LONG

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 18/06/2015 11:26

Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) trên biển hiện nay là hoạt động mang tính toàn cầu, một vụ việc có thể liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực. Các quốc gia ven biển không thể tự tiến hành hoạt động một cách đơn phương và tự do trên tất cả các vùng biển được. Điều đó đòi hỏi các nước phải có sự phối hợp, hợp tác với các quốc gia láng giềng trong việc thường trực thu nhận, xử lý thông tin cấp cứu trên biển.

vinh2
Ảnh minh họa

Biển Đông là vùng biển có liên quan tới 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Là vùng biển có hoạt động hàng hải, hoạt động kinh tế biển sôi động, vì vậy, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều tai nạn, sự cố hàng hải. Thời gian qua đã và đang gây nên những tổn thất về người, tàu thuyền và hàng hóa cho các phương tiện hoạt động tại khu vực. Biển Đông cũng là nơi đang tiềm ẩn nhiều tranh chấp về vấn đề chủ quyền, khai thác kinh tế biển… đang được cộng đồng quốc tế và khu vực quan tâm, can thiệp và xem xét giải quyết.

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước ta. Ngoài vai trò quan trọng trong GTVT biển, còn là nơi đem lại nguồn thủy, hải sản lớn, hàng chục triệu tấn dầu mỏ, khí đốt trên thềm lục địa, đồng thời chiếm giữ vị trí quốc phòng an ninh quan trọng của đất nước.

Những năm qua, để phù hợp với thực tế đòi hỏi, Việt Nam đã tổ chức và duy trì hệ thống phối hợp TKCN trên biển với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia ven biển trong hoạt động TKCN ven biển. Bên cạnh sự tham gia và trở thành thành viên chính thức của Công ước quốc tế về TKCN trên biển, năm 1979 (SAR 79), Việt Nam cũng đã xúc tiến việc hợp tác với quốc tế, với các quốc gia trong khu vực bằng việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận (Thỏa thuận) hợp tác và thực tiễn trong hoạt động phối hợp thu nhận, xử lý thông tin cấp cứu trên biển, tổ chức và điều hành hoạt động tìm kiếm người, phương tiện bị nạn trên biển mỗi quốc gia hay vùng biển chồng lấn. Những Thỏa thuận hợp tác quốc tế về TKCN trên biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực:

Cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã ký kết Hiệp định Hàng hải với 7 quốc gia trong khu vực biển Đông. Nội dung Hiệp định, bên cạnh các điều khoản quy định về các vấn đề liên quan đến hành hải, vận tải biển… thì trong Hiệp định có nhiều điều khoản quy định cụ thể về việc hai bên ký Hiệp định phải dành sự quan tâm trong việc tổ chức hoạt động cứu giúp người, phương tiện, hàng hóa của phía bên kia gặp tai nạn, sự cố trong vùng biển hay vùng nước cảng.

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được các nước ASAEN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Phnom Penh (Campuchia) nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan về vấn đề biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Văn kiện rất quan trọng, mang tính tổng thể cho công tác hợp tác quốc tế về TKCN trên biển trong khu vực biển Đông đó là sự kiện tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội, Hiệp hội các quốc gia ASEAN đã thông qua Tuyên bố ASEAN về hợp tác TKCN người và tàu thuyền gặp nạn trên biển. Nội dung của Tuyên bố có quy định nhiều điều khoản rõ ràng, cụ thể trong vấn đề hợp tác của các quốc gia, có thể nêu ra một vài điểm quan trọng như:

- Các thành viên ASEAN chỉ định cơ quan có thẩm quyền làm Trung tâm điều phối cứu nạn (RCC) để phối hợp với các cơ quan tương ứng trong ASEAN khác bảo đảm hỗ trợ kịp thời đối với người và tàu thuyền gặp nạn trên biển. Các RCC thành lập đường dây thông tin trực tiếp, chính thức nhằm chia sẻ thông tin cập nhật và hỗ trợ hoạt động TKCN.

- Các thành viên ASEAN cung cấp, đầu tư các thiết bị TKCN thích hợp theo khả năng cho phép đối với các hoạt động trên biển theo yêu cầu của Trung tâm điều phối cứu nạn (RCC).

- Đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ thông tin giữa ASEAN và các nước đối thoại và các tổ chức hàng hải quốc tế có liên quan để tăng cường khả năng của ASEAN trong việc hỗ trợ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển.

Gần đây nhất, để tăng cường hợp tác trong các hoạt động trên biển Đông, trong đó có lĩnh vực TKCN trên biển như: Thỏa thuận giữa Việt Nam và Philippines về hợp tác trong lĩnh vực TKCN; thiết lập đầu mối liên lạc trực tiếp giữa lực lượng phòng vệ bờ biển Philippines và Vietnam MRCC; xác định ranh giới và khu vực cụ thể cho hoạt động TKCN của mỗi bên, xác định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc kiểm soát, giám sát và điều phối hợp động TKCN trên biển.

Ngay sau khi các thỏa thuận được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp, các ngành có liên quan của Việt Nam đã khẩn trương triển khai công tác thực hiện các điều khoản đã quy định trách nhiệm các thành viên tham gia tại các thỏa thuận.

Vấn đề cơ bản hiện nay, để có thể thực hiện đầy đủ các quy định tại các thỏa thuận về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TKCN, chúng ta cần: Tăng cường năng lực hoạt động cho các đơn vị thuộc Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam đủ các điều kiện để đáp ứng yêu cầu thực tế về TKCN trên biển Việt Nam hiện nay cũng như các quy định trong Công ước SAR 79 và thỏa thuận đòi hỏi như là cần xem xét đầu tư phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng đủ lớn; tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động TKCN trên biển giữa các lực lượng, địa phương; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ nhân viên tìm kiếm, cứu nạn, sỹ quan thuyền viên nâng cao năng lực chuyên môn

 

Ý kiến của bạn

Bình luận