Ứng dụng mô hình Logit đa thức và lựa chọn vị trí của DN Logistic

22/05/2015 16:24

Bài báo được thực hiện với mục tiêu chính là xem xét sự tác động của các yếu tố vùng cũng như đặc điểm của doanh nghiệp lên hành vi lựa chọn vi trí của doanh nghiệp logistic nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển cũng như tối thiểu hóa chi phí vận tải.


Việc phân tích thông qua mô hình logit đa thức với trường hợp nghiên cứu tại thủ đô Tokyo – Nhật Bản. Dựa trên kết quả phân tích mối quan hệ này, một số kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình được đưa ra đối với khả năng áp dụng mô hình logit đa thức vào lựa chọn vị trí của doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội.

Abtract: The paper provides the information of the survey data utilized for model calibration of the firm location choice model. Moreover, the relationship between the real facts and the location choice decision behavior of individual firms in terms of number of firms in each zone are discussed. In addition, some facts of the location choice decision behavior of individual firms in Tokyo metropolitan area are summarized. Finally, the availability of data source for location choice model of logistic firms will be considered in Hanoi city conditions.

TS. Nguyễn Cao Ý

Ths. Đoàn Trọng Ninh

Trường Đại học giao thông vận tải

1. Đặt vấn đề

Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới toàn diện, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cả nền kinh tế quốc dân thì vận tải hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Song hành với những thành tích đã đạt được thì hoạt động vận tải hàng hóa đã bộc lộ những hạn chế nhất định về chi phí vận chuyển. Dựa trên kết quả nghiên cứu tại báo cáo Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thế giới (năm 2013) thì chi phí logistic của Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ước tính vào khoảng 20,7% so với tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi tỷ lệ này của của Mỹ 7,7%, của Singapore là 8%, các nước thuộc khối EU là 10%, Nhật 11%, tỷ trọng này cũng cao hơn các nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan (khoảng 18%), Trung Quốc (khoảng 19%). Nếu lấy tỷ lệ chi phí vận tải trong tổng chi phí logistic là 56% như nghiên cứu Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam do JICA thực hiện năm 2010 (VISSTRAN 2) thì chi phí vận tải ở nước ta hiện đang chiếm khoảng 11,8% tổng giá trị sản phẩm quốc nội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chi phí vận chuyển bằng đường bộ cao (chiếm khoảng 80% trong ngành vận tải), một trong những nguyên nhân chính phải kể đến là sự phân bổ vị trí chưa hợp lý của các doanh nghiệp logistics như vị trí kho vận, vị trí trung chuyển logistics, vị trí đầu mối logistics….

Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu đã được tiến hành để giải quyết một số mục tiêu sau: (1). Dựa vào trường hợp nghiên cứu tại thành phố Tokyo-Nhật bản về phân tích sự tác động của các yếu tố đặc điểm của các quận/huyện như mật độ đường xá, giá thuê đất bình quân, thu nhập bình quân của dân cư, số lượng dân cư … cho đến những đặc điểm của doanh nghiệp như tổng diện tích kho bãi, số lượng nhân công, giá thuê kho bãi, khoảng cách kho bãi đến điểm lên xuống gần nhất của đường cao tốc… lên hành vi lựa chọn vị trí của doanh nghiệp thông qua mô hình lựa chọn rời rạc. (2) Rút ra kinh nghiệm cũng như xem xét khả năng ứng dụng mô hình logist đa thức vào lựa chọn vị trí của doanh nghiệp logistics tại thành phố Hà Nội – Việt Nam.

2. Mô hình logit đa thức

      Mô hình Logit là mô hình phổ biến nhất được sử dụng trong hành vi lựa chọn ra quyết định. Khuôn khổ toán học của các mô hình logit được dựa trên các lý thuyết về tối đa hóa lợi ích và được thảo luận chi tiết trong Ben-Akiva và Lerman (Ben-Akiva và Lerman 1985). Theo giáo sư Ben-Akiva, xác suất của một doanh nghiệp i chọn quận/huyện n, trong tổng số M quận/huyện có sẵn, được cho là:

Untitled

 

Trong đó:

1.1Hàm thỏa dụng của quận/huyện n cho doanh nghiệp i;

   1.2 Hàm thỏa dụng của bất kỳ quận/huyện m ( trong tổng số M quận/huyện có sẵn) trong việc lựa chọn cho doanh nghiệp i;

1.3 :  Xác suất lựa chọn quận/huyện n của doanh nghiệp i;

M: Tổng số các quận/huyện có sẵn trong sự lựa chọn của doanh nghiệp i.

Mô hình Logit thường được phân loại thành hai loại chính là mô hình logit nhị phân (Binary Logit Model) và các mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model). Các mô hình lựa chọn nhị phân là mô hình logit với hai sự lựa chọn rời rạc, tức là các doanh nghiệp chỉ có hai lựa chọn thay thế có thể để lựa chọn, nơi mà như các mô hình logit đa thức bao hàm một tập hợp lớn hơn các lựa chọn thay thế.

2.1. Mô hình logit nhị phân (Binary Logit)

Xác suất của doanh nghiệp i chọn quận/huyện m của hai quận/huyện có sẵn là m và n được đưa ra là :

2.3.4

(2)

(3)

(4)

Trong đó:

vimHàm thỏa dụng của quận/huyện m cho doanh nghiệp i;

1.1: Hàm thỏa dụng của quận/huyện n cho doanh nghiệp i;

pim :Xác suất lựa chọn quận/huyện m của doanh nghiệp  i;

1.3: Xác suất lựa chọn quận/huyện n của doanh nghiệp i

Hình 1 mô tả sơ đồ về quyết định lựa chọn hai quận/huyện là quận 1 và huyện 2 thích hợp áp dụng cho mô hình Logit nhị phân đơn giản ( Binary Logit Model) (Ben-Akiva và Lerman 1985).

Hinh 1

Hình 2.1: Một mô hình Logit nhị phân đơn giản (Binary Logit Model)

2.2. Mô hình Logit đa thức (multinomial logit model)

Mô hình logit đa thức đơn giản dựa trên đặc điểm của quận/huyện lựa chọn thay thế có sẵn trong các thiết lập lựa chọn (Ben-Akiva và Lerman 1985). Mô hình logit đa thức cho phép xác định % các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một quận/huyện n theo mối quan hệ sau:

5

Trong đó.

vim: Hàm thỏa dụng của quận/huyện m cho doanh nghiệp i;

1.1 : Hàm thỏa dụng của quận/huyện n cho doanh nghiệp i;

vip: Hàm thỏa dụng của quận/huyện q cho doanh nghiệp i;

viz : Hàm thỏa dụng của quận/huyện z cho doanh nghiệp i ;

Untitled

;    Untitled123

là các biến số thuộc tính tùy thuộc vào mô hình i ( như mật độ dân số, thu nhập của người dân, mật độ đường xá…);

1.3: Xác suất lựa chọn quận/huyện n của doanh nghiệp i. Hình 2 mô tả sơ đồ về quyết định lựa chọn bốn quận/huyện) thích hợp áp dụng cho mô hình Logit đa thức (Multinomial Logit Model).

hinh2

Hình 2.2: Mô hình Logit đa thức (Multinomial Logit Model)

3. Thu thập, xử lý số liệu (Tokyo-Nhật Bản)

3.1. Thu thập dữ liệu

Thành phố Tokyo- Nhật Bản được phân chia thành 56 vùng với những mã code. Một số vùng như 15,16,18 và 19 không được xem xét trong khu vực nghiên cứu. Do vậy tổng số vùng nghiên cứu là 52 vùng. Số liệu được thu thập từ nhiều cuộc điều tra thường niên 5 năm một lần được thực hiện bởi chỉnh quyền thành phố Tokyo như: Điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tokyo, Điều tra giá đất tại Tokyo, Điều tra về vận chuyển hàng hóa trong thành phố Tokyo, Điều tra về hiện trạng đường xá trong thành phố Tokyo.

hinh3

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Tokyo – Nhật Bản

Doanh nghiệp logistics xem xét bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và doanh nghiệp bộ phận thực hiện chức năng logistics của Tổng công ty với nhiều ngành nghề khác nhau trong thành phố Tokyo – Nhật Bản.

q21324356

Hình 3.2. Số lượng mẫu phân theo loại ngành nghề

3.2. Phần mềm phân tích dữ liệu

Phần mềm Hielow là phần mềm chuyên về ứng dụng các mô hình logit trong việc dự báo hành vi lựa chọn của cá nhân hoặc doanh nghiệp (Dellaert B.G.C, Van Der Waerden. 1997).

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình lựa chọn

Do giới hạn của bài viết nên tác giả chỉ trình bày một vài yếu tố ảnh hưởng trong bài báo này:

* Biến phụ thuộc: CHOICE (sự lựa chọn)

Được giả sử như là một biến phụ thuộc, khi đó sự lựa chọn được xem như là một hàm số của những đặc tính của vùng và đặc điểm của bản thân doanh nghiệp.

* Biến độc lập:

- Khoảng cách đến điểm lên xuống gần nhất của đường cao tốc.
- Gía thuê đất của vị trí doanh nghiệp.
- Mật độ dân số của từng vùng trong thành phố Tokyo
- Khả năng tiếp cận vùng
- Khoảng cách vận chuyển hàng hóa bình quân tới khách hàng của từng ngành
- Khoảng cách vận chuyển hàng hóa bình quân tới nhà cung ứng của từng ngành
- Chi phí vận tải bình quân của từng ngành nghề

hinh 5

Hình 3.3. Sự phân bổ vị trí của doanh nghiệp dựa trên khoảng cách từ vị trí của doanh nghiệp đến đường cao tốc gần nhất

Hầu hết các doanh nghiệp của cả 8 ngành nghề đều cố gắng lựa chọn vị trí gần với điểm lên xuống gần nhất của đường cao tốc. Số lượng doanh nghiệp giảm dần khi khoảng cách này gia tăng.

hinh6

Hình 3.4. Sự phân bổ vị trí của doanh nghiệp dựa trên giá thuê đất của vị trí doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn các doanh nghiệp logistic phân bổ ở những vị trí có giá thuê vị trí doanh nghiệp, kho bãi thấp và ngược lại.

hinh7

Hình3.5. Mối quan hệ giữa số lượng Nhà bán buôn và mật độ dân số trong vùng

Mật độ dân số hay số lượng dân cư của từng vùng có ảnh hưởng tích cực lên quyết định lựa chọn vị trí của doanh nghiệp.

Trong bài báo này tác giả chỉ đưa ra kết quả minh họa mối quan hệ giữa số lượng nhà bán buôn và mật độ dân số trong vùng. Mối quan hệ này đã được tính đầy đủ cho tất cả các loại ngành nghề trong nghiên cứu.

4. Kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội

- Hiện nay thành phố Hà Nội chưa có những cuộc điều tra thống kê thường niên về doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng nên nguồn số liệu về những doanh nghiệp này thường mang tính rời rạc, không có tính hệ thống vì chủ yếu do điều tra tự phát của các cá nhân, doanh nghiệp. Đây là một khó khăn cần vượt qua khi tiến hành áp dụng mô hình logit đa thức để dự báo lựa chọn vị trí cho doanh nghiệp logistics.

- Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đã được công bố tại cung Quy hoạch Quốc gia, đây được xem như là một trong những căn cứ dữ liệu tham khảo để các doanh nghiệp có được những cơ sở dữ liệu chính thống hơn trong việc quyết định lựa chọn vị trí nhằm tối thiểu hóa chi phí vận chuyện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khả năng ứng dụng mô hình logit vào lựa chọn vị trí của doanh nghiệp logistic tại thành phố Hà Nội là khả thi trong những điều kiện nhất định, để làm được điều này đòi hỏi nghiên cứu tiếp theo phải vượt qua được những cản trở về mặt số liệu và những điều kiện khác biết của thành phố Hà Nội – Việt Nam.

5. Kết luận

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn vị trí cũng như xây dựng mô hình lựa vị trí của các doanh nghiệp logistics nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong đô thị đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp nhằm hướng tới tối ưu hóa quá trình vận chuyển phân phối hàng hóa mà đối với cả công tác quy hoạch giao thông đô thị tại thủ đô Hà Nội. Các nhà quản lý, chuyên gia căn cứ vào kết quả của mô hình lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp logistics có thể làm sáng tỏ những vấn đề như yếu tố nào đóng vai trò quan trọng và then chốt trong quá trình ra quyết định lựa chọn vị trí của doanh nghiệp, cũng như tìm ra được xu hướng lựa chọn vị trí trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp quy hoạch chi tiết đúng đắn cho công tác quy hoạch hệ thống giao thông vận tải trong đô thị.

Tài liệu tham khảo

[1]. Moshe E. Ben-Akiva, Steven R. Lerman, Discrete Choice Analysis: Theory and Application to Travel Demand. Massachusetts Institute of Technology Press.

[2]. Kenneth Train, 2002, Discrete Choice Methods with Simulation. University of California, Berkeley. Cambride University Press.

[3]. Dellaert B.G.C, Van Der Waerden. 199, Hierarchical Logit for Windows.

[4].Nguyen Cao Y, Kazushi SANO (2010) Location Choice Model for Logistic Firms with Consideration of Spatial Effects, Journal of the Transportation Research Record, TRB, Washington, D.C.pp.17-23.

[5]. Nguyen Cao Y, Kazushi SANO(2012), Firm relocation patterns incorporating spatial interactions. The Annal of Regional Science.

 
Ý kiến của bạn

Bình luận