Ứng dụng lưới địa kỹ thuật một và hai phương để gia cường nền đường và mái dốc nền đắp trên đất yếu

Khoa học - Công nghệ 03/07/2014 11:07

TS. NGUYỄN THỐNG NHẤT Trường Đại học Tôn Đức Thắng Người phản biện: PGS. TS. LÊ VĂN NAM


Tóm tắt: Lưới địa kỹ thuật ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc gia cường nền đất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tác dụng chính của nó là tăng cường khả năng chịu kéo mà đất yếu gần như không có. Từ đó, làm tăng ổn định khi đất nền chịu tác động của tải trọng bên ngoài, nên thường được sử dụng dưới nền đắp hoặc trên mái dốc đất đắp.

Bài báo phân tích các tác dụng hiệu quả khi sử dụng các loại vật liệu địa kỹ thuật gia cường dưới đáy nền đường và trong mái dốc (ta luy) nền đắp trên đất yếu và một số ứng dụng thực tế của lưới địa kỹ thuật polymer một và hai phương đã thực hiện ở quận 2 và quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

Abstract: Geotextile nowaday has many applications on soft soil consolidation all over the world, as well as in Vietnam. Its main purpose is strengthening the tension of soft soil (almost no tension strength). Hence, increasing stability of soil in resisting external compact, hence it is usually used under road embarkment or slope embarkment. This article analyzies effective uses of geotextile materials under road-bed and on slope, imbarkment on soft soil and some practical applications of 1-dimension and 2-dimensions polymer geotextile, which has been constructed in District 2 and District 9, in Ho Chi Minh City.

Nguyên lý của giải pháp này là dùng lưới địa kỹ thuật làm cốt tăng cường ở đáy nền đắp, khu vực tiếp xúc giữa nền đắp và đất yếu. Do bố trí cốt như vậy, khối trượt của nền đắp nếu xảy ra sẽ bị cốt chịu kéo giữ lại, nhờ đó tăng thêm mức độ ổn định cho nền đắp.

Giải pháp này thi công rất đơn giản nhưng cần chú ý là nó không có tác dụng giảm lún, vì vậy, chỉ có thể sử dụng một mình khi độ lún trong phạm vi cho phép.

Xu thế phát triển là sử dụng các loại lưới địa kỹ thuật để tăng ma sát giữa đất yếu và lưới (có lợi cho việc tạo ra lực kéo). Thậm chí, đã sử dụng cả tầng đệm đáy bằng một lớp lồng cao 1m, các lồng này bằng lưới địa kỹ thuật kết cấu mạng tổ ong hoặc lưới ô vuông polymer, hoặc phễu (top – bas), móc chặt vào nhau, sau đó đổ sỏi cuội, đá, bê tông vào trong các lồng đó. Khi đắp nền, cả khối lồng này chìm vào trong đất yếu, tạo ra tác dụng chống lại sự phá hoại trượt trồi.

Việc đặt một hoặc nhiều lớp thảm bằng lưới địa kỹ thuật ở đáy của nền đắp đầu cầu sẽ làm tăng cường độ chịu kéo và cải thiện độ ổn định của nền đường chống lại sự trượt trụ tròn. Như vậy, có thể tăng chiều cao đắp đất của từng giai đoạn, không phụ thuộc vào nguy cơ lún trồi của đất. Lưới địa kỹ thuật còn có tác dụng phụ, làm cho độ lún của đất dưới nền đắp được đồng đều hơn.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 6/2014

KT bia web

Ý kiến của bạn

Bình luận