Ứng dụng công nghệ Gis trong việc khảo sát đánh giá mỏ vật liệu xây dựng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Khoa học - Công nghệ 04/09/2013 10:52

Tóm tắt: Vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá thành các dự án và nó cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các công trình xây dựng. Tính cấp thiết của việc khảo sát, đánh giá và lập bản đồ mỏ vật liệu xây dựng khu vực đồng bằng sông Cửu Long – khu vực được xem là khan hiếm vật liệu – được đặt ra và thực hiện trong nội dung của bài báo. Thông tin về các mỏ chủ yếu như trữ lượng, giá cả, khả năng khai thác, các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thu thập từ các nguồn có sẵn cũng như thông qua qúa trình khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường. Một chương trình quản lý các mỏ vật liệu có nguồn gốc tự nhiên bao gồm đất đắp, cát và đá (COMMAP) dựa trên nền công nghệ GIS (Geographic Information System – Hệ thông tin địa lý) đã được xây dựng. Nó cho phép thể hiện, tìm kiếm, phân tích, đánh giá và truy xuất dữ liệu theo không gian và thuộc tính cũng như trang bị thêm nhiều tiện ích khác cho người


TS. Nguyễn Quốc Hiển
KS. Lê Thanh Bình
Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh
Người phản biện: TS. Lê Kinh Vĩnh
TS.Nguyễn Kế Tường

Abstract: Materials account for a large proportion in the total cost of construction projects and also have significant impact on their quality. The necessity of implementing survey and assessment for establisment of construction material mines map in Mekong delta area – an area is usually known to be shortage of construction material – is presented in this paper. Information of construction material sources such as reserve, prices, exploitation condition, material physio-mechanic properties from available sources as well as from site surveys and sample tests. A comprehensive program (COMMAP) was written based on GIS (Geographic Information System) technology to manage the exploitation of natural construction material sources. It supports users to present, to find information and to analyse, evaluate and export data as well as many other functions.

Hiện nay, trong quản lý và khai thác các mỏ vật liệu cũng như công tác lập dự án, thiết kế, xây dựng công trình, những thông tin về các mỏ vật liệu xây dựng có được chủ yếu thông qua việc điều tra của đơn vị lập dự án hoặc qua các nguồn thông tin được cung cấp một cách thụ động từ các cơ quan địa phương. Điều này dẫn đến sự không thống nhất các thông tin, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, cũng như quá trình lập dự án, thiết kế và xây dựng công trình. Do đó, việc xây dựng được một hệ thống thông tin đầy đủ, tổng hợp về vị trí, trữ lượng, giá cả, các tính chất cơ lý vật liệu, khả năng sử dụng cho các công trình xây dựng của các mỏ vật liệu là rất thiết thực. Sẽ là thuận lợi hơn nếu những thông tin này được số hóa trên nền công nghệ bản đồ GIS để người sử dụng có thể thu nhận các thông tin một cách dễ dàng, trực quan, đầy đủ và cụ thể.

Bản đồ GIS cho toàn bộ các mỏ vật liệu xây dựng tự nhiên ở miền Nam – Việt Nam với các thông tin như trữ lượng, vận tải, các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu,… sẽ giúp người sử dụng có thể có được những thông tin nhanh chóng, tin cậy, cập nhật và tổng quát nhất.Một chương trình như vậy sẽ giúp cho nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc lập các định mức, xây dựng đơn giá hay thẩm duyệt các dự án. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp cho những người hoạch định chính sách trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực vật liệu xây dựng nói riêng có được cái nhìn tổng thể và trực quan về toàn bộ hệ thống các mỏ vật liệu. Từ đó, họ có thể rà soát lại việc khai thác các mỏ hiện tại, cũng như quy hoạch, định hướng cho việc khai thác trong tương lai.

 

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 8/2013

Bia muc luc

Ý kiến của bạn

Bình luận