“Tử thần” rình rập người đi đường, trách nhiệm thuộc về ai?

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 24/07/2018 13:42

Mặt đường bị đào cắt, xuất hiện 4 - 5 rãnh dài, với bán kính rộng hàng mét vuông tạo thành từng mảng lớn với những hố “tử thần” sâu.


IMG_2134.
Mặt đường Pháp Vân (trước cổng BX Nước Ngầm bị cày xới, tạo thành những đường rãnh mấp mô, sâu song lại không có phương án đảm bảo ATGT, vô hình chung trở thành những cái "bẫy" khổng lồ đe dọa tính mạng người đi đường: (ảnh chụp chiều ngày 23/7)

Dự án hành dân

Thời gian gần đây, một số đường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội liên tục bị đào xới để lắp đặt ống nước sạch. Đáng nói là trong quá trình thi công dự án, mặt đường được tái lập cẩu thả, qua loa, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người tham gia giao thông.

Đầu tháng 4 vừa qua, đường Pháp Vân, đường gom vành đai 3, Giải Phóng… (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuất hiện nhiều vết cắt. Ngay sau đó, đường bị đào theo vết cắt. Đào xong, đơn vị thi công Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt sông Đuống công suất 300.000 m3/ngày đêm.  Hạng mục: Tuyến ống đường dẫn nước số 2.6 hoàn trả mặt đường một cách cẩu thả, tạo nên những “con rắn” khổng lồ, kéo dài trên các tuyến đường này. Chưa dừng lại ở đó, sau khi cắt đường, có đoạn đơn vị thi công đào và san lấp lại, có đoạn đơn vị thi công để nham nhở, ngày này qua ngày khác mà công tác đảm bảo ATGT quá sơ sài, cẩu thả.

“Đau khổ” nhất là tuyến đường Pháp Vân (đoạn từ ngã tư Giải Phóng - Pháp Vân đến ngã 3 Pháp Vân - Trần Thủ Độ), đường bị cắt, đào liên tục khiến mặt đường xuất hiện 4 - 5 rãnh dài, với bán kính rộng hàng mét vuông, biến con đường vốn đẹp, bằng phẳng bị chia cắt thành từng mảng và tạo thành những hố “tử thần” sâu. 

Tuyến đường này vốn luôn trong tình trạng đông đúc như tên gọi của nó, nay bị biến thành "đại công trường" khiến cảnh tắc nghẽn giao thông diễn ra liên tục ngay cả trong giờ thấp điểm. Nỗi khổ ấy vẫn cứ đeo bám người tham gia giao thông từ sáng sớm cho tới đêm muộn.

Nguyên nhân là khi thi công dự án, không hiểu do vô tình hay cố ý, các đơn vị thi công chỉ san lấp sơ sài khiến mặt đường của cả tuyến trở nên gồ ghề, chi chít ổ gà, sống trâu. 

Tệ hại hơn, trước cổng vào bến xe Nước Ngầm, đơn vị thi công san lấp sơ sài bằng một lớp đá răm mỏng, mỗi khi xe tải trọng lớn đi qua lớp đá này bị cày xới, tạo nên những hố "bẫy" đối với người đi đường và không ít các vụ tai nạn đã xảy ra tại khu vực này.  

IMG_8604
Gần 300 mét đường Pháp Vân - Trần Thủ Độ chi chít ổ trâu, gồ sống lưng khiến các phương tiện di chuyển khó khăn, thường xuyên gây nên tình trạng ùn tắc giao thông

 

image_123986672
Chỉ vì tránh nhau khi gặp hố "tử thần" nằm chình ình ngay giữa đường mà hai chiếc ô tô tải đã va chạm xe ô tô con lưu thông cùng chiều: (Ảnh chụp chiều ngày 23/7)

Theo quan sát của PV, khoảng 200 mét mặt đường trước cổng bến xe Nước Ngầm - Pháp Vân hiện xuất hiện nhiều rãnh, lồi lõm, ổ gà, ổ voi…

Trao đổi với Tạp chí GTVT, một nhân viên bảo vệ bến xe Nước Ngầm cho biết, đoạn đường này  được đơn vị thi công cậy lên cả chục ngày nay nhưng việc thi công và hoàn trả mặt đường bị đình trệ một cách khó hiểu. 

Chị Nguyễn Thanh Thúy - chủ một hàng ăn kinh doanh trên phố Pháp Vân - Trần Thủ Độ than thở: "Chưa bao giờ người dân sinh sống trên tuyến đường này lại khổ như hiện nay. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, cả tuyến phố ngập trong bùn, đất, nước đọng thành vũng ngay dưới lòng đường. Khi nắng lên thì cát, bụi bay mù mịt. Gần đây, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra chỉ vì mặt đường quá gồ ghề, lồi lõm, bụi bay mù mịt hạn chế tầm nhìn của lái xe. Chẳng biết vì sao đơn vị thi công có thể làm ăn tắc trách, cẩu thả đến vậy mà không bị cơ quan nào xử lý hay bắt họ khắc phục hậu quả do họ gây ra?

image_90432240 (3)
Trước cổng bến xe tải Thanh Trì thuộc tuyến đường gom vành đai 3, đơn vị thi công "trưng dụng" lòng đường làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, thậm chí là nơi tập kết vật liệu.

 

IMG_2052.
Khối lượng đất cát được đào lên nhưng không được đơn vị thi công di chuyển đi, gây cản trở giao thông

Tương tự, tại tuyến đường gom vành đai 3 (từ công viên Yên Sở tới Tam Trinh), người dân cho rằng, do thi công ẩu nên sau khi trải thảm, phần đường này đã bị lún sâu, thấp hơn cốt đường cũ rất rõ. Nền đường lún xuống trong khi cách đó không xa, một nắp đậy hố ga lại nhô lên, khiến người điều khiển phương tiện trở tay không kịp trước cảnh "nhô lên ngụp xuống".

Trách nhiệm thuộc về ai?

Tại nút giao thông Pháp Vân - đường vành đai 3 đi trung tâm thành phố, hiện toàn bộ phần vỉa hè và 2/3 lòng đường bị “trưng dụng” làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, đường truyền dẫn nước... gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người đi đường.

Trong khi đó, tại Giấy phép thi công số 213/GP-SGTVT cấp cho Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt sông Đuống công suất 300.000 m3/ngày đêm. Hạng mục: Tuyến ống đường dẫn nước số 2.6 nêu rõ: “Thi công hoàn thành từng đoạn, đào đường không mở mái, đóng cọc cừ, hành rào di động yêu cầu chắc chắn và hoàn trả mặt bằng trước 05h00 thu dọn hàng rào đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, các điểm đấu nối đậy tấm tôn đảm bảo an toàn giao thông. Không được tập kết vật tư,vật liệu trên hè và dưới lòng đường”.

“Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, nếu chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; mọi trách nhiệm liên quan tới tai nạn giao thông và chi phí thiệt hại khác thì chủ đầu tư và đơn vị thi công chịu trách nhiệm, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp luật”, Giấy phép thi công thể hiện.

 

IMG_2054.
 
image_90432240 (1)
Mặc dù được thảm hoàn trả mặt bằng, song tuyến đường gom vành đai 3 đoạn qua công viên Yên Sở nhiều vị trí bị sụt, lún nghiêm trọng

Trong khi đó, người đi đường, nhất là người đi xe máy, bao giờ cũng muốn chạy trên mặt đường bằng phẳng, chạy vào đường vừa san lấp gồ ghề rất dễ té ngã. Đó là nguyên nhân khiến tuyến đường này đối mặt với tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. 

Nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông cũng như giữ gìn cảnh quan đô thị, UBND TP Hà Nội đã nhiều lần có văn bản giao Sở GTVT chịu trách nhiệm toàn diện trong việc cấp phép đào hè, đường và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân xây dựng công trình liên quan đến hệ thống hạ tầng giao thông. Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, phối hợp với các quận, huyện và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra việc bảo đảm ATGT khi thi công các dự án trên địa bàn, giám sát chặt chẽ việc thi công theo giấy phép và việc hoàn trả mặt đường, hè đường bảo đảm chất lượng, chỉ đạo Thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, kiên quyết đình chỉ thi công đối với các đơn vị thi công không đúng giấy phép, không tuân thủ quy định…

image_90432240
 

 

image_90432240 (2)
Mặt đường trở thành "ao tù", hố rãnh một cách khó hiểu

Để giao thông được êm thuận, người tham gia giao thông được an toàn, rất cần thiết các cơ quan chức năng của TP Hà Nội chấn chỉnh công tác thi công đặc biệt là công tác đảm bảo giao thông trên tuyến đường này.

Tạp chí GTVT tiếp tục thông tin về vụ việc này./.

Ý kiến của bạn

Bình luận