Tổng kết 15 năm thực hiện luật giao thông

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Xã hội 05/01/2021 14:32

Việc chưa phát huy hết tiềm lực của đường thủy nội địa, các quy định còn chồng chéo là ý kiến của nhiều địa phương có hệ thống đường thủy lớn mạnh.

B864F2DB-D906-4E7B-9A96-F39245663D67.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật yêu cầu các tỉnh cần xây dựng quy hoạch ĐTNĐ phù hợp với địa phương mình 

 Ngày 9/10, Bộ GTVT tổ chức hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Luật Giao thông Đường thủy nội địa (GTĐTNĐ), qua đó tiếp thu các đề xuất kiến nghị của nhiều đơn vị, địa phương để gỡ khó cho lĩnh vực này. 

Theo báo cáo của Cục ĐTNĐ, sau 15 năm thi hành Luật GTĐTNĐ trong điều kiện kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa nói chung và xây dựng, quản lý, bảo trì đường thủy nội địa nói riêng còn hạn chế.  Hoạt động khai thác vận tải trên đường thủy nội địa ngày càng phức tạp, đa dạng. Do đó công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa ngày càng nặng nề. Để việc triển khai Luật GTĐTNĐ có hiệu quả hơn thì các địa phương cần quan tâm chỉ đạo hơn nữa công tác tổ chức triển khai Luật. Quan tâm đến các chính sách ưu đãi về đất đai, vốn và các điều kiện khác để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực đường thủy nội địa. Đặc biệt là công tác kiện toàn bộ máy quản lý chuyên ngành như lực lượng QLTT đường thủy nội địa, Thanh tra Cảng vụ đường thủy nội địa;  đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực, trình độ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện;  đẩy mạnh cấp giấy phép bến thủy nội địa.....

Bên cạnh đó, chúng ta cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí phù hợp cho công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa nhằm khai thác, phát huy tiềm năng của hệ thống giao thông đường thủy nội địa, góp phần phát triển kinh tế. 

Tương tự, phát biểu tại hội nghị, đại diện Cục CSGT (Bộ Công An) cũng cho rằng: Việc các phương tiện không đăng kiểm, người điều khiển không có chứng chỉ hành nghề, không nắm rõ luật đường thuỷ đang tồn tại rất nhiều.  Đây cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn làm chết nhiều người, các bến cảng, đặc biệt là bến bãi vật liệu xây dựng chưa được quản lý chặt chẽ, ... những bất cập này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, trong đó  kiểm soát sinh sản và xử lý vi phạm.
 Việc quy hoạch cảng, bến, họp chợ, nuôi trồng, khai thác thủy sản còn hạn chế trong việc giữ gìn an ninh trật tự an toàn giao thông đường thủy. Một số quy định của Luật GTĐTNĐ còn nhiều bất cập như quy định “đường thủy nội địa”, “phương tiện thủy” dẫn đến lực lượng làm nhiệm vụ TTĐT còn khó khăn, lúng túng.  
Hiện nay ở nước ta (nhất là từ năm 2012 đến nay, Cục Hàng hải Việt Nam đã công bố một số luồng hàng hải đi sâu vào sông). Đơn cử như đoạn trên sông Chanh (Quảng Ninh), sông Đồng Nai (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai), sông Sài Gòn,   sông Tiền (Tiền Giang),  Sông Hậu (Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long)....trong đó số lượng hãng tàu rất hạn chế, nhưng tuyến đường thủy hoạt động với mật độ dày gây khó khăn cho công tác quản lý.  

Vì vậy để phát triển ĐTNĐ các Bộ ban ngành và người làm luật cần lấy ý kiến của nhiều đơn vị, địa phương, để xử lý các bất cập, bãi bỏ các quy định chồng chéo tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển hơn nửa trong tương lai. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị việc sử dụng kiểm tra phương tiện xuất bến bằng điện tử để giảm thời gian, chi phí, thúc đẩy phát triển ĐTNĐ trong tương lai. 

Ý kiến của bạn

Bình luận