Tìm cách hỗ trợ pháp lý cho lao động nữ nhập cư

24/06/2016 04:33

Cùng với sự phát triển KTXH đất nước, LĐ nữ, trong đó có một bộ phận LĐ nữ di cư từ nông thôn lên thành thị và các KCN ngày càng tăng.

20160622_084507_resized (1)_NRNQ
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng chủ trì hội nghị.

Ngày 22.6, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Tổng LĐLĐ Pháp (CGT), Gret VN (tổ chức nghề nghiệp đoàn kết và hợp tác quốc tế) tổ chức hội thảo "Hỗ trợ pháp lý cho LĐ nữ nhập cư tại VN” với sự tham dự của các cán bộ nữ công, cán bộ chính sách pháp luật, tuyên giáo của một số LĐLĐ địa phương. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng chủ trì hội thảo.

LĐ nữ nhập cư phần lớn ở độ tuổi từ 20 – 30, chủ yếu làm việc trong các nhà máy ở các TP và KCN. Bên cạnh những thuận lợi như có việc làm, thu nhập ổn định hơn so với ở nông thôn, nhưng LĐ nữ cũng gặp nhiều khó khăn như làm thêm giờ, áp lực về khoán sản phẩm, chất lượng bữa ăn ca kém, thu nhập chưa đủ trang trải chi phí cuộc sống hàng ngày; phải thuê nhà ở, chưa có nhà trẻ gửi con…

20160622_094957_resized_spge

Trao tài liệu cho các đơn vị hỗ trợ khảo sát dự án .

Và đặc biệt, về hiểu biết xã hội, họ ít được tiếp cận các thông tin về quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật và là đối tượng dễ bị tổn thượng nhất bởi họ dễ bị mất việc, cuộc sống bấp bênh, quyền lợi chưa thực sự được quan tâm. Bên cạnh đó, bà Mariannick Le Bris, Cố vấn Ban Không gian quốc tế của CGT cũng cho biết, Pháp vừa là nước di cư và là nước tiếp nhận nhập cư. Hiện nay, dân số đô thị chiếm 75% tổng số dân số quốc gia.

Như vậy, xu hướng đầu tiên mà Pháp phải đối mặt – giống như các nước công nghiệp hơạc nước đang phát triển khác – là xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong số đó, tỉ lệ LĐ nữ cũng chiếm một phần không nhỏ và họ cũng phải chịu những áp lực dễ bị tổn thương về đời sống, việc làm. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết, trước tình hình đó, Tổng LĐLĐVN đã và đang tiếp tục có nhiều chủ trương, giải pháp quan tâm đến LĐ nữ nói chung và LĐ nữ nhập cư nói riêng.

Dự án này nhằm đóng góp vào việc đảm bảo việc tiếp cận với pháp luật cho LĐ nữ nhập cư làm việc tại các nhà máy, Cty hoặc trong khu vực phi chính thức để họ có thông tin tốt hơn, tổ chức hiệu quả hơn và nâng cao khả năng chủ động của mình trước cuộc sống có nhiều biến đổi về LĐ, việc làm.

Ý kiến của bạn

Bình luận