Tiến tới nền công nghệ 4.0

Tác giả: Hoàng Thạch

saosaosaosaosao
Ứng dụng 06/02/2019 09:04

Mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) của ngành GTVT là nghiên cứu, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, thân thiện môi trường; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế; làm chủ công nghệ thi công, công nghệ quản lý, bảo trì khai thác công trình giao thông tiên tiến, ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng các công trình giao thông.

 

cau bach dang_1

Cầu Bạch Đằng do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công

Nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành

Năm 2018, Vụ KHCN đã tập trung hoàn thành việc xây dựng văn bản QPPL; đã chủ trì trình Chính phủ, Bộ GTVT ban hành 01 nghị định, 12 thông tư; tham gia góp ý kiến nhiều văn bản QPPL, 12 nghị định, 27 thông tư, 3 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 6 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, 3 phiếu ghi ý kiến thành viên Chính phủ.

Đối với công tác quản lý KHCN, Vụ đã hoàn thành phê duyệt Đề cương đề tài khoa học năm 2018; xây dựng kế hoạch triển khai đề tài năm 2019; tổ chức họp hội đồng nghiệm thu 38 đề tài. Vụ đã trình Bộ GTVT ban hành 13 QCVN, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố 29 TCVN, chỉ đạo Tổng cục ĐBVN và các cục công bố 7 TCCS; xây dựng dự toán thu chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực KHCN 3 năm từ 2019 - 2021; đẩy nhanh tiến độ báo cáo, thống kê về các đề tài, dự án khoa học nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng nhiều công nghệ mới

Thời gian qua, Vụ KHCN đã tham mưu trình Bộ GTVT ban hành 3 công nghệ mới, vật liệu mới: Công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ kết cấu áo đường bằng chất kết dính polymer PT2A2 và xi măng; công nghệ cào bóc tái sinh nguội bê tông nhựa tại chỗ bằng bi-tum bọt và xi măng; hỗn hợp bê tông nhựa có sử dụng nhựa đường đá buton; ban hành các hướng dẫn kỹ thuật (lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng, điều tra, khảo sát lưu lượng và dự báo lưu lượng giao thông) để phục vụ các dự án; tham mưu Bộ GTVT áp dụng công nghệ bê tông nhựa rỗng thoát nước tại Dự án nâng cấp tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; tham mưu Bộ GTVT cho phép triển khai thử nghiệm dầm I cánh rộng; chủ trì tham mưu văn bản về việc áp dụng LPSMTN trong công tác sửa chữa, tăng cường mặt đường bê tông nhựa các dự án mở rộng QL1 đoạn km1125 - km1265 thuộc tỉnh Bình Định và Phú Yên.

Bên cạnh đó, Vụ còn tham mưu Bộ cho phép triển khai các công nghệ mới, vật liệu mới (phụ gia CeraChip tăng khả năng chống hằn lún cho hỗn hợp bê tông nhựa nóng, Hệ thống rào chắn bánh xoay ETI, sơn vạch đường hệ nước của Công ty Dow Chemicals Việt Nam; giải pháp gia cố, cải tạo đất đào tại chỗ sử dụng làm vật liệu đất đắp lề bờ bao, gia cố nền đất xây dựng bằng cọc xi măng đất theo công nghệ MITS, công nghệ neo đất SE).

Ngoài ra, Vụ còn tham gia thẩm định các dự án xây dựng đường bộ cao tốc các đoạn tuyến (Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Cam Lộ - La Sơn, Phan Thiết - Dầu Giây...); tham gia ý kiến thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh (tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương); tham gia ý kiến về đề xuất cho phép thi công đại trà sửa chữa hư hỏng mặt đường do hằn lún vệt bánh xe để tiến hành công tác bàn giao sau bảo hành Dự án QL3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên; tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ các dự án; tổ chức đoàn kiểm tra phòng thí nghiệm hiện trường nút giao Tân Vũ và trình Bộ văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra phòng thí nghiệm hiện trường của dự án nút giao Tân Vũ - dự án Tân Vũ - Lạch Huyện; kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho một số phòng thí nghiệm do Bộ GTVT quản lý; tham gia đoàn công tác của Bộ làm việc với các tỉnh về đường sắt tốc độ cao.Năm 2018, công tác quản lý công nghiệp GTVT có nhiều đổi mới, triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức đầu tư tự động không dừng đối với dự án đường bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017; thẩm định thiết kế cơ sở hệ thống ITS, thu phí ETC tuyến đường cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Phan Thiết - Dầu Giây; QL45 - Nghi Sơn; Mai Sơn - QL45...; tham mưu phê duyệt danh mục tiêu chuẩn ITS cho các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam (Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Phan Thiết - Dầu Giây...); thẩm định công nghệ của dự án ETC Vietinbank; tham gia nghiệm thu hệ thống Back-end dự án ETC trên QL1 và QL14 đoạn qua Tây Nguyên; tham mưu văn bản để hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp về Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT và Nghị định số 116/2017/NĐ-CP liên quan đến việc xác nhận sự phù hợp của Giấy chứng nhận theo kiểu loại xe nhập khẩu; báo cáo Chính phủ đoàn làm việc liên ngành về Nghị định 116 và Thông tư 03; xây dựng kế hoạch chương trình mục tiêu công nghệ thông tin của Bộ GTVT giai đoạn 2019 - 2020.

Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kiểm tra chuyên ngành GTVT

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 174/TTg-KSTT ngày 02/02/2018, Bộ GTVT đã khẩn trương tiến hành rà soát danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT đối với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ cho công tác kiểm tra chuyên ngành và các thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã ban hành văn bản số 4983/BGTVT-KHCN ngày 14/5/2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án cắt giảm, đơn giản hóa danh mục sản phẩm, hàng hóa và thủ tục kiểm tra chuyên ngành với các nội dung chính: Cắt giảm 69/134 (chiếm 51,5%) số lượng sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; đơn giản hóa 7/9 thủ tục hành chính liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành (chiếm 77,78%).

Tăng cường năng lực tiếp cận và làm chủ cách mạng công nghiệp 4.0

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, Vụ KHCN đã tham mưu cho Bộ GTVT triển khai các nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của ngành GTVT, do đó đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý điều hành sản xuất, phục vụ doanh nghiệp và người dân của ngành GTVT, từng bước chuẩn bị cho việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ý kiến của bạn

Bình luận