Thuốc nhập về 4 triệu đồng, người bệnh phải mua với giá 14 triệu

Tác giả: Tổng hợp

saosaosaosaosao
Chính trị 25/03/2016 18:30

Sáng 25/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Luật dược (sửa đổi). Đây là lần thảo luận cuối cùng để hoàn thiện dự luật trước khi thông qua tại kỳ họp này.

Thuốc nhập về 4 triệu đồng, người bẹ

Cấp chứng chỉ hành nghề dược một lần gắn với hậu kiểm

Cấp chứng chỉ hành nghề dược 1 lần

Nội dung về chứng chỉ hành nghề dược thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận sáng nay. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề dược hiện vẫn còn có hai loại ý kiến khác nhau: cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm và cấp chứng chỉ hành nghề dược một lần kèm theo điều kiện định kỳ cập nhật kiến thức chuyên môn và tiến tới lộ trình cấp chứng chỉ hành nghề cả nghề y và dược cùng có thời hạn 5 năm khi cải cách hành chính có tiến bộ.  Tại phiên thảo luận sáng nay, đa số ý kiến phát biểu tán thành với phương án trong dự thảo luật là cấp chứng chỉ hành nghề dược một lần và nhấn mạnh đây chính là sự thể hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 

ĐB Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) phân tích: “Học đại học xong 5 năm mới nhận được danh hiệu dược sỹ, học đại học 6 năm mới nhận được danh hiệu bác sỹ sau đó phải có thời gian hành nghề từ 18 tháng đến 2 năm trở lên thì mới nhận được chứng chỉ hành nghề, như vậy trải qua giai đoạn từ 7-8 năm để tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm nên việc quy định cấp chứng chỉ 5 năm là không phù hợp".

Đồng thời đại biểu đặt vấn đề nên là "thi chứng chỉ hành nghề hay cấp chứng chỉ hành nghề". Theo đại biểu Minh Phương, hiện nay Bộ Y tế đã ban hành chuẩn năng lực cho các ngành đào tạo, các trường đại học đa ngành hay trường đại học ngoài công lập đua nhau đào tạo y dược, Bộ Y tế không kiểm soát được hết chất lượng trong quá trình đào tạo cũng như chất lượng đầu ra. Đại biểu đề xuất cần thi chứng chỉ hành nghề không chỉ riêng ngành dược mà rất cần thiết cho ngành y

Theo đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), dù chứng chỉ hành nghề dược được cấp một lần, nhưng các cơ quan quản lý hoàn toàn có thể kiểm tra, giám sát đầy đủ và thường xuyên qua việc cấp mới, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Giá thuốc quá cao

Thảo luận về quản lý giá thuốc, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn TP Hồ Chí Minh cho rằng cần hạn chế các tầng lớp trung gian trong phân phối thuốc, độc quyền nâng giá thuốc, sắp xếp lại mạng lưới lưu thông phân phối thuốc đang quá dư thừa với gần 2000 công ty phân phối.

Lý do vì một thuốc dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước nhưng phải trải qua quá nhiều tầng lớp trung gian thì khi đến tay người tiêu dùng sẽ bị đội giá lên cao. Về phía bệnh viện cũng phải triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế tiêu cực trong kê đơn.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Ninh Thuận cho rằng, nếu không quản lý được giá thuốc, người bệnh đang phải mua với giá rất cao, có loại thuốc nhập về 4 triệu đồng, người bệnh phải mua với giá 14 triệu.

Dân tốn tiền mua thuốc mà không hết bệnh

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên, đoàn Tiền Giang thì chỉ ra một thực tế: Hiện nay dược liệu của Việt Nam hầu như nhập từ nước ngoài, đa số đã bị chiết xuất hết các tinh chất, chỉ còn bã, sau đó đưa bán sang Việt Nam với giá chỉ bằng ¼ so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Trong khi đó, việc kiểm soát chất lượng thì rất khó khăn do nhiều yếu tố. Vậy mà cứ đấu thầu, ai rẻ hơn sẽ trúng, đem thuốc ấy mà sản xuất, làm sao người bệnh khỏi được, vậy thì ngành y học cổ truyền sẽ triệt tiêu.

Dân tốn tiền mua thuốc mà không hết bẹ
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - Ảnh: VPQH

Đại biểu Tiên đề nghị phải chỉ định thầu thì các công ty dược sẽ bung ra liên kết với người dân, chứ người dân vùng nguyên liệu trồng ra không bán được thì ai trồng? Còn về đấu thầu cung cấp thuốc trong bệnh viện như hiện nay thì mọi sự đúng pháp luật, mọi sự đúng quy trình, xét về lý thì ngay nhưng tình gian, chỉ nhà nước mất tiền.

Ông đề nghị giải pháp chỉ định thầu với việc cung ứng dược liệu trong nước. Như vậy sẽ mở ra cơ chế bảo đảm cho doanh nghiệp liên kết với nông dân trồng dược liệu để tăng tính cạnh tranh. Còn quy định như hiện tại thì dược liệu nhập giá rẻ từ nước ngoài sẽ lấn át dược liệu trong nước.

Ý kiến của bạn

Bình luận