Hội nghị ATGT Việt Nam 2023: Thực hiện nguyên tắc An toàn chủ động trong phương pháp tiếp cận hệ thống ATGT đường bộ

Tác giả: Văn Huế

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 26/10/2023 21:10

Tại Hội nghị ATGT 2023, nhóm nghiên cứu TS. Thái Hồng Nam, PGS.TS Nguyễn Quang Đạo, TS. Nguyễn Văn Bích và TS Vũ Minh Tâm đã đưa ra công trình nghiên cứu "Định hướng áp dụng công nghệ hiện đại để thực hiện nguyên tắc An toàn chủ động trong phương pháp tiếp cận Hệ thống ATGT đường bộ".


Hội nghị ATGT Việt Nam 2023: Thực hiện nguyên tắc An toàn chủ động trong phương pháp tiếp cận hệ thống ATGT đường bộ- Ảnh 1.

Phương pháp tiếp cận HTAT phù hợp chung với xu thế chung của thế giới

Được biết, khái niệm tiếp cận hệ thống ATGT là một trong năm quan điểm được đưa ra trong Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (phê duyệt theo quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ). Trong các nguyên tắc tiếp cận hệ thống an toàn thì nguyên tắc an toàn chủ động là một hướng đi tích cực và hiện đại. Đó là, thay vì cách tiếp cận các hoạt động về ATGT hiện nay chủ yếu là dựa trên thống kê những điều đã xảy ra rồi có phản ứng (reactive), thì cách tiếp cận chủ động (proactive) là theo hướng ngăn ngừa từ nguồn gốc phát sinh TNGT.

Có thể nêu ra cách tiếp cận an toàn chủ động như là, áp dụng mô hình Quản lý mới trong giao thông vận tải để ngăn ngừa từ nguồn gốc phát sinh TNGT, tăng cường kiểm toán ATGT ở mọi giai đoạn vòng đời của dự án; tăng cường giám sát theo dõi vận hành đường bộ, kiểm toán hoạt động để sớm cảnh báo nguy cơ TNGT, tích hợp nội dung An ninh, ATGT vào xu hướng tương lai của GTVT như: kết nối hệ thống phương tiện, hệ thống phương tiện giao thông tự động,…

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp sử dụng công nghệ hiện đại để áp dụng nguyên tắc an toàn chủ động trong hoạt động an toàn tại Việt nham như: An toàn chủ động đối với trụ cột người tham gia giao thông; An toàn chủ động đối với phương tiện; An toàn chủ động đối với trụ cột hạ tầng giao thông; An toàn chủ động đối với ứng phó sau TNGT; An toàn chủ động đối với tốc độ; An toàn chủ động trong công tác quản lý nhà nước; An toàn chủ động đối với trụ cột môi trường.

Theo các nhà khoa học, phương pháp tiếp cận HTAT được đưa ra trong Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự, ATGT đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là phù hợp chung với xu thế chung của thế giới. Khi phân tích trụ cột trong HTAT, ngoài năm trụ cột được nêu ra trong HTAT của các nước phát triển như Mỹ, Úc,…, trụ cột về quản lý nhà nước là một trụ cột rất quan trọng để xây dựng HTAT tại Việt Nam.

Tag:

Ý kiến của bạn

Bình luận