Thủ tướng Shinzo Abe đối mặt khủng hoảng niềm tin của người dân Nhật

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Chính trị 27/03/2018 06:04

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hiện đang mất lòng người dân nước ông nhiều nhất so với các lãnh đạo khác thuộc nhóm nước G7.


abenikkei2_pdzw

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Nikkei

Nhiệm kỳ Tổng thống đầy khó khăn của ông Donald Trump ít nhất cũng đang tạo ra một tin tốt: Giờ đây ông không còn là nhà lãnh đạo “kém được lòng” nhất trong nhóm các nhà lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G7. 

Vị trí không ai mong muốn đó giờ đây đã thuộc về Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, với tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật với ông giờ đây chỉ quanh ngưỡng từ 30 đến 40%. 

Vị thế của Thủ tướng Abe bị lung lay khi mà người ta lại nhắc nhiều đến bê bối trước đây, người ta không khỏi đặt câu hỏi về vị thế chính trị của ông. 

Những lùm xùm xung quanh việc bán khu đất công với giá rẻ cho trường học có mối quan hệ với vợ của Thủ tướng Abe khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự tồn tại của chương trình kích thích kinh tế Abenomics.

Trên thực tế, trong thời gian gần đây, chỉ số Nikkei 225 và đồng yên biến động mạnh khi có ngày một nhiều lời kêu gọi ông từ chức. Nếu chính quyền Thủ tướng Abe yếu đi, sức mạnh chính trị của họ trong việc nới lỏng các chính sách trên thị trường lao động, giảm quan liêu, khuyến khích hoạt động đổi mới và giúp cho phụ nữ có thêm quyền tự quyết. 

Thế nhưng điều gì xảy ra nếu điều ngược lại mới là đúng? Bê bối mới đây có thể khiến cho Thủ tướng Abe tập trung nhiều hơn vào nền kinh tế như một cách để khôi phục niềm tin của công chúng. 

Đến thời điểm tháng 4/2013, những động thái áp dụng chuẩn quản trị doanh nghiệp quốc tế tại Nhật đã giúp đồng yên giảm giá trong chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ); thông điệp “Nước Nhật đang trở lại” giúp cho tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Thủ tướng Shinzo Abe tăng lên mức 76%. 

Tuy nhiên sau đó, ông lại xao nhãng sang nhiều vấn đề khác ngoài kinh tế. Ông sử dụng sự ủng hộ người dân dành cho mình cũng như thế đa số trong Thượng, Hạ viện phục vụ cho nhiều mục đích khác. 

Những yếu tố trên giải thích tại sao dù kinh tế Nhật có khoảng thời gian tăng trưởng dài nhất tính từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai nhưng thành quả thực tế mà người dân được hưởng không nhiều. 

Năm 2017, mức lương thực giảm 0,2%. Thủ tướng Abe kỳ vọng rằng những tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Toyota và Nintendo sẽ chia sẻ lợi nhuận mà họ kiếm được với người lao động. 

Tuy nhiên, giờ đây giới điều hành doanh nghiệp đang ngồi trên cả “núi tiền” và chờ Thủ tướng Abe nới lỏng khung quản lý hơn nữa trước khi tiếp tục cố gắng để tăng trưởng cao hơn. 

Rõ ràng, thành công về kinh tế của chính quyền Thủ tướng Abe chủ yếu đến từ may mắn. Tỷ giá đồng yên biến động theo hướng có lợi, cùng lúc đó kinh tế toàn cầu hồi phục. 

Giờ đây, chính quyền của Thủ tướng Abe đang đối diện với quá nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay, đồng yên đã tăng giá hơn 6%, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đưa ra nhiều chính sách bất lợi về thương mại đối với nhiều nước, rủi ro chiến tranh thương mại tăng lên trên toàn cầu. 

Một khi xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, nước Nhật sẽ lại đối diện với nhiều vấn đề nhân khẩu học, nợ công cao mà chính quyền của Thủ tướng tiền nhiệm Yoshihiko Noda từng đương đầu. 

Liệu có phải Thủ tướng Shinzo Abe đã hết cách? Ông hoàn toàn có thể lấy lại niềm tin của công chúng bằng việc trước tiên hãy yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Nhật, ông Taro Aso, từ chức.

Nếu ông muốn tồn tại qua bê bối trường học Moritomo Gakuen, ông cần phải có sự hy sinh xứng đáng. Bộ Tài chính Nhật là tâm điểm của những bê bối mới đây. 

Sau đó, ông nên bổ nhiệm một nữ bộ trưởng mới năng động hơn, đó có thể là một phụ nữ, đúng với quan điểm bình đẳng nam nữ mà chính quyền Tokyo đang theo đuổi. Ông nên làm điều mà bao lâu nay ông vẫn né tránh, đó là công bố kế hoạch chi tiết và lộ trình cụ thể trong các biện pháp cải cách về kinh tế. 

Một trong những động thái khôn ngoan của chính quyền Thủ tướng Abe chính là tiếp tục theo đuổi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay cả sau khi Tổng thống Donald Trump rút đi. Thủ tướng Abe có thể thuyết phục thêm Hàn Quốc, Indonesia và Philippines gia nhập, Ấn Độ cũng có thể là một lựa chọn.

Chính trị gia thường rất giỏi xoay chuyển tình thế trong bối cảnh khủng hoảng. Trong trường hợp của ông Abe, ông nên quay trở lại các vấn đề về kinh tế. Đó cũng chính là cách tốt nhất để lấy lại niềm tin của công chúng dành cho ông. 

Ý kiến của bạn

Bình luận