Thiệt hại 55,5 tỷ đồng do mưa, lũ gây ra tại các tỉnh miền Trung

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 26/12/2016 17:55

Theo tin từ Tổng cục ĐBVN, từ ngày 5/12 đến ngày 22/12/2016 do ảnh hưởng của mưa, lũ đã gây thiệt hại đến công trình giao thông trên các đường quốc lộ và đường địa phương các tỉnh miền Trung ước thiệt hại 55,5 tỷ đồng.

Sạt lở nặng nề tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Sạt lở nặng nề tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. (Ảnh nguồn internet)

Theo đó, trên tuyến QL.1 thuộc địa phận xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế; tuyến tránh thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định nước ngập sâu gây ùn tắc giao thông; tuyến tránh TP Huế thuộc địa phận xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà sạt ta luy dương khoảng 1.440m3 đất đá.

Tỉnh Phú Yên: Vị trí nền đường bị sụt trượt phía trái tuyến có điểm đầu từ Km1294+570 đến Km1294+625 với chiều dài L= 55m, vết nứt dọc (bề rộng 30cm) do mưa lớn kéo dài dẫn đến đã xảy ra tình trạng taluy âm tiếp tục lún sâu kéo theo mặt đường BTN tính từ mép phần xe chạy bên trái tuyến vào phía tin đường rộng 4m bị lún sâu so với mặt đường xe chạy đến 70cm và nứt tách hẳn ra với bề rộng 30 cm. Với tình hình thời tiết tại khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ đe dọa đứt đường là rất cao. Đèo Cả QL.1, tỉnh Phú Yên: Sạt lở taluy dương bên trái, sạt lở taluy dương bên phải tuyến đất đá tràn mặt đường tuyến đá tràn lấp mặt đường với chiều dài 60m với khối lượng ước tính 1.800m3.

Đèo Cả QL.1, tỉnh Khánh Hòa: Sạt lở taluy dương bên phải tuyến đất đá tràn lấp 1/2 mặt đường với chiều dài 30m với khối lượng ước tính 30m3. Một số đoạn tuyến QL19, tỉnh Bình Định: Nước lũ tràn qua đường gây ngập sâu 30 - 40cm gây tắc đường có đoạn bị nước lũ tràn qua đường gây ngập sâu 0,8 - 1m gây tắc giao thông cục bộ.

QL25, tỉnh Gia Lai: Sạt lở ước tính 3.000m3. Tình hình vẫn tiếp tục sạt. QL49: Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc địa phận phường Thủy Xuân, TP Huế nước ngập sâu bình quân 50cm, gây  tắc giao thông. Trên đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây): Tỉnh Quảng Bình, sụt lở ta luy dương tại 3 điểm với tổng khối lượng khoảng 2000m3, Cầu vượt Km323+700: Xói hàm ếch vào bệ mố phía Bắc kích thước 7x0,6x0,6m.

Đường Trường Sơn Đông, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã bị đứt đường với chiều dài 40m, sâu 70m, xói sâu vào taluy dương 5m, gây ánh tắc giao thông.

Đường phố ở Đồng hới Quảng Bình ngập sâu do mưa, l
Đường phố ngập sâu do mưa, lũ kéo dài. (Ảnh nguồn internet)

Hiện Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo Cục QLĐB III phối hợp với UBND huyện Kon Plong để tổ chức giao thông phân luồng giao thông đi theo tuyến đường cũ do địa phương quản lý dài khoảng 2km; mặt khác mở đường tạm lấn vào ta luy dương dự kiến khoảng 20 ngày (đến ngày10/01/2017) thông xe trở lại.

Tỉnh Quảng Ngãi:Đoạn do Cục QLĐB III đã nhận quản lý có 04 vị trí bị sạt lở ta luy dương khối lượng lớn gây tắc; Đoạn thuộc dự án do Ban QLDA 46 làm chủ đầu tư chưa bàn giao có 03 vị trí bị sụt lở ta luy dương gây tắc đường; Gây ách tắc giao thông

Tỉnh Kon Tum:Vị trí Km202+150 bị sụt trượt ½ nền đường ta luy âm, có nguy cơ đứt đường, Cục QLĐB III phối hợp với Công ty CP QL&XDĐB Kon Tum cấm đường không cho xe qua lại, trường hợp có xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp thì phải kiểm tra đủ điều kiện an toàn mới cho qua.

Tỉnh Gia Lai: Mưa lớn và cộng với Thủy điện An Khê – Ka Nak xả lũ làm ngập mặt đường đoạn Km346+500, chiều sâu 0,8m, dài 50m, gây tắc giao thông. Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tỉnh Quảng Nam: QL40B, QL14E, QL14D: Sạt lở taluy dương với khối lượng rất lớn khoảng 148.250m3

Kinh phí ước tính khắc phục bước 1 trên hệ thống quốc lộ: Từ ngày 05 tháng 12 đến 22/12/2016, ước tính hơn 50 tỷ đồng

Trên hệ thống đường địa phương: Tỉnh Quảng Nam bị sạt lở taluy dương, sạt lở taluy âm, sạt lở lề đường đến sát mép nhựa trên 8.000m3, có nguy cơ bị sạt lở tiếp, đất tràn lấp rãnh dọc gần 2.000m gây tắc giao thông.  Kinh phí ước tính khắc phục bước 1 trên hệ thống đường tỉnh Quảng Nam: Dự kiến 15,5 tỷ đồng.

 Tổng cục ĐBVN đã thành lập các đoàn công tác vào các tỉnh miền Trung và Tây nguyên để trực tiếp chỉ đạo khắc phục thiên tai do mưa  gây ra; mặt khác chỉ đạo các Sở GTVT, các Cục QLĐB và các đơn vị thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ tổ chức trực gác 24/24h tại những vị trí nguy hiểm, bố trí hệ thống an toàn giao thông tại hai đầu đoạn bị ngập, đồng thời làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều tiết bảo đảm giao thông; tập trung lực lượng vệ sinh mặt đường các đoạn đường bị ngập, kiểm tra hệ thống ATGT; sửa chữa các vị trí hư hỏng mặt đường và bị sụt lở ta luy âm để thông xe.

Được biết, tình hình thời tiết khu vực miền Trung, Tây nguyên đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ gây thiệt hại công trình giao thông là rất lớn. 

Ý kiến của bạn

Bình luận