Thế lực này mới thực sự nắm giữ chìa khóa kỉ nguyên xe điện

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nhân 16/12/2017 10:17

Theo những báo cáo gần đây, doanh số bán hàng toàn cầu của ngành xe điện trong quý III năm nay đã tăng tới 63% so với cùng kỳ năm ngoái

elon-musk-twitter-1513221193139-crop-1513221201637

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, tới năm 2040 Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm hơn 40% thị trường EV (thị trường xe chạy bằng điện) của thế giới.

Hồi đầu tháng, Giám đốc thương mại của BHP Billiton (Công ty khai thác mỏ lớn nhất trên thế giới) đã từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Arnoud Balhuizen rằng: “Năm 2017 là năm cách mạng xe điện và Đồng là kim loại chính của tương lai”.

Là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, Trung Quốc chiếm hơn nửa doanh thu trong ngành công nghiệp xe điện. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, họ phải chịu trách nhiệm trước những vấn đề gây ô nhiễm từ sản xuất xe điện tới các sản phẩm tiêu dùng.

Sẽ có 60 triệu ô tô điện vào năm 2040?

Trung Quốc, Mỹ và Đức là những quốc gia đứng đầu trong nghành công nghiệp tiêu thụ ô tô điện, phần còn lại là những quốc gia khác chiếm số lượng rất ít.

Nhiều nhà phân tích tin rằng đến năm 2040, thị trường ô tô điện toàn cầu có thể sẽ vượt quá ngưỡng 60 triệu xe bán ra mỗi năm.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hiện đang thúc đẩy quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Hãng xe Volvo của công ty Geely Auto - Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng sản xuất chạy bằng năng lượng hóa thạch vào năm 2020. Được biết rằng, hiện tại công ty đang sản xuất ô tô điện cho các thương hiệu taxi của London, và có tin đồn cho rằng Uber sẽ mua tới 24.000 chiếc ô tô điện của Volvo.

Đối với thị trường châu Âu, Đức dự kiến sẽ vượt xa các nước láng giềng trong việc mua ô tô điện vì Volkswagen, nhà sản xuất ô tô số một thế giới đang dẫn đầu về doanh số bán hàng. Hơn nữa họ đang có mục tiệu sẽ trở thành người dẫn đầu thế giới về xe điện tự lái, và sẽ đầu tư hơn 40 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để mở rộng phạm vi lựa chọn cho ô tô điện.

Ngoài ra, tham vọng của các nhà sản xuất ô tô điện trong tương lai là sẽ mở rộng thị trường toàn cầu bao gồm cả Bắc Mỹ, Châu Phi, Nam Âu , Đông Âu và Đông Nam Á.

Chiến dịch chống ô nhiễm của Trung Quốc có thể thúc đẩy xu hướng năng lượng toàn cầu

Trên thực tế, sự quan tâm của Trung Quốc đối với xe ô tô điện chỉ là một phần nỗ lực để cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí nặng nề tại quốc gia này. Đối mặt với tình trạng khói bụi ngày càng nhiều ở các thành phố lớn, Trung Quốc đã yêu cầu hàng ngàn nhà máy, các nhà sản xuất, đặc biệt là các lò đốt than phải đóng cửa theo kế hoạch hành động.

Việc cắt giảm năng lượng đang góp phần làm giá kim loại cao hơn, với chỉ số kim loại công nghiệp S & P GSCI đã tăng hơn 24% tính từ thời điểm này.

Trong khi Tổng thống Donald Trump đang tìm cách khôi phục khai thác than ở Mỹ, thì nhu cầu than ở Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ giảm gần 500 triệu tấn than từ giữa năm 2016 tới năm 2040.

Theo Wall Street Journal, các nhà máy điện đốt than ở Trung Quốc trong năm 2017 đã giảm xuống dưới - 3%. Ngược lại, sản lượng thủy điện lại tăng lên tới 17%.

Rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển

Quay lại thị trường ô tô điện, theo báo cáo gần đây của Hội đồng Quốc tế về Giao thông Sạch (ICCT), việc ứng dụng xe điện chỉ có ở 14 quốc gia lớn, chiếm 1/3 tổng doanh thu. Nhóm này nằm trong tổng số 20 nhóm tiêu thụ lượng xe điện cao nhất trên thế giới.

Ngoài ra, luật pháp và sắc lệnh địa phương chắc chắn sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ khí đốt sang xe điện.

Ví dụ, ở Thẩm Quyến có một quy định đó là tất cả các xe bus công cộng không được phép xả khí thải, chính điều đó đã giúp cho thành phố này trở thành địa điểm đầu tiên trên thế giới di chuyển hoàn toàn bằng tàu điện. Bắc Kinh cũng sẽ thay thế 69.000 taxi bằng xe điện.

Giống như công nghệ blockchain và cryptocurrencies, xe điện vẫn còn nằm trong giai đoạn khởi đầu, nên vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển ở phía trước.

Kim loại đóng vai trò chính trong không gian hàng hóa toàn cầu

Đồng, Coban, Lithium và các kim loại khác được sử dụng chủ yếu trong sản xuất ô tô điện. Trung bình một chiếc xe điện đòi hỏi lượng Đồng gấp 3 đến 4 lần so với một chiếc xe chạy động cơ truyền thống.

Chỉ số kinh doanh kim loại trong 12 tháng qua, hiện tại chỉ số này đã tăng hơn 17% do nhu cầu sử dụng và đồng USD suy yếu. Trong cùng thời điểm đó, Coban cũng quay trở lại với mức tiêu thụ không thể tin được đó là 112%.

Trong một báo cáo của Bloomberg Intelligence, chiến lược gia hàng hóa Mike McGlone cho rằng “động lực mua bán hàng hóa sẽ được tăng tốc vào nửa cuối năm 2018”, ông cũng cho biết thêm: “Kim loại đang sẵn sàng để vươn lên vị trí đầu tiên, đặc biệt khi đồng Đô la đạt tới mức đỉnh điểm”.

Ý kiến của bạn

Bình luận