Tây Ban Nha xem xét hủy lệnh cấm bay đối với A400M

Tác giả: Hà Vũ

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 08/06/2015 14:21

Đại diện chính quyền Tây Ban Nha cho biết hiện các cơ quan chức năng đang xem xét dự định hủy lệnh cấm bay đối với máy bay quân sự Airbus A400m sau vụ tai nạn thử nghiệm liên quan vào đầu tháng trước.


10_RMM_7605_jpg
Một máy bay Airbus A400M, nếu thương thuyết thành công, Tây Ban Nha sẽ hủy lệnh cấm bay vào tháng tới

Theo đại diện của Bộ Quốc phòng cho biết, buổi họp giữa Bộ và đại diện của Airbus sẽ quyết định số phận của máy bay này tại Tây Ban Nha. Các câu hỏi liên quan đến sự an toàn của máy bay này cùng với nguyên nhân tai nạn sẽ được đưa ra để truy vấn đại diện Airbus.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenes cho biết “Nếu như buổi họp các bên diễn ra tốt đẹp, có thể Tây Ban Nha sẽ sẽ cấp chứng nhận an toàn bay cho máy bay này, đồng thời bãi bỏ lệnh cấm bay”.

Tây Ban Nha đã tiến hành “khóa cánh” đối với các máy bay Airbus A400m sau vụ tai nạn vào ngày 9/5 tại khu vực phía nam Tây Ban Nha. Vụ việc đã khiến cho 4 nhân viên Airbus thiệt mạng trong quá  trình thử nghiệm.

Theo chân Tây Ban Nha, các quốc gia sở hữu A400M bao gồm Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, và Malaysia cũng đưa ra các lệnh cấm bay đối với máy bay này.

Theo các điều tra phân tích cho hay, 3 trong số 4 động cơ máy bay đã ngừng hoạt động trong vụ thử nghiệm, nguyên nhân xuất phát từ lỗi xung đột phần mềm điều khiển bay. Ông Marwan Lahoud, đại diện Airbus cho biết, các động cơ gặp lỗi đã được lắp đặt thiếu cẩn thận trước khi cuộc thử nghiệm diễn ra, gây ra tình trạng hỏng hóc.

Vụ tai nạn trên đã dẫn tới tình trạng tạm hoãn đơn đặt hàng đối với máy bay này, gây ra thiệt hại đáng kể liên quan đến các chi phí phát sinh đối với tập đoàn Airbus.

Chiếc Airbus A400M được sản xuất với mục đích vận chuyển hàng hóa trọng lượng lớn cho lực lượng NATO, đã đột ngột gặp nạn trong quá trình thử nghiệm vào ngày 9/5, khiến cho 4 người thiệt mạng và 2 người còn lại trong tình trạng nguy kịch.

 A400M được tung ra thị trường vào năm 2003 nhằm đáp ứng nhu cầu quân sự của các thành viên trong NATO, bao gồm: Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Luxembourg, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng cộng đã có 174 máy bay phiên bản trên được 8 nước NATO đặt hàng nhằm thay thế các máy bay Hercules vốn đã quá lỗi thời.

Điểm mạnh nhất của chiếc máy bay này nằm ở hệ thống hạ cánh đặc biệt, giúp chúng có thể hạ cánh tại các đường băng địa chất mềm và ngắn (chỉ 750m), tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển quân sự và cứu trợ nhân đạo.

Ý kiến của bạn

Bình luận