Tàu ngầm lai hàng không mẫu hạm bí mật của Nhật (Phần 1)

Sản phẩm 02/01/2016 17:46

Tàu ngầm là một trong những phương tiện giao chiến then chốt của lực lượng hải quân các nước xuyên suốt chiến tranh thế giới thứ 2.

 

3583473_cv
 

 Nhưng ít ai biết rằng, Nhật Bản đã làm ra được 3 chiếc tàu ngầm độc nhất vô nhị thuộc lớp I-400 với khả năng mang theo máy bay và phóng đi giống như hàng không mẫu hạm, ngoài ra chúng còn có thể đi 1 vòng rưỡi quanh Trái Đất mà không cần tiếp thêm nhiên liệu. Mục đích của Nhật khi tạo ra I-400 là nhằm tấn công bất ngờ vào thẳng đất Mỹ. Mặc dù chưa tham gia bất kì trận hải chiến nào nhưng công nghệ và thiết kế của những chiếc tàu này đã khiến quân đội Đồng Minh phải giật mình khi họ phát hiện ra chúng.

3583477_My_nghien_cuu_tau_ngam_I-400-Nhat

Hình ảnh chụp khi Mỹ nghiên cứu tàu I-400. Bên trái là khoang chứa máy bay, bên phải là đường ray phóng khí nén để đưa máy bay lên trời​

Lớp tàu ngầm này chính là đứa con tinh thần của Đô Đốc Isoroku Yamamoto, tư lệnh hải đội Nhật Bản thời thế chiến. Trong suốt thời gian chiến tranh, Yamamoto đã luôn lo lắng về Mỹ với vai trò là một gã khổng lồ nhưng chưa bị đánh thức. Và để buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán nhanh chóng hơn, ông quyết định phải Nhật phải hành động nhanh chóng và quyết liệt với một kế hoạch bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu chính là trận đánh Trân Châu Cảng lừng danh diễn ra ngày 7/12/1941.

 Một thời gian ngắn sau trận đánh vào Trân Châu Cảng, Yamamoto muốn đưa chiến sự đến trực tiếp trên đất Mỹ thông qua việc đánh phá những thành phố lớn dọc theo bờ tây và đông của quốc gia này. Để có thể đưa máy bay tới nơi an toàn, Yamamoto muốn dùng tàu ngầm với vai trò là hàng không mẫu hạm để không bị hải quân Đồng minh phát hiện khi di chuyển. Thế là ông giao nhiệm vụ cho Đại úy Kameto Kuroshima nghiên cứu tính khả thi của ước mơ này.

 Ngày 13/1/1942, Yamamoto đệ trình dự án của mình lên Tổng hành dinh hạm đội. Theo đó, ông muốn sản xuất 18 chiếc tàu ngầm khổng lồ với khả năng thực hiện 3 chuyến đi - về từ Nhật đến bờ Tây nước Mỹ mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, hoặc thực hiện 1 chuyến đi - về tới bất kì nơi nào trên thế giới. Chúng tất nhiên cũng phải mang theo và có khả năng phóng ít nhất 2 chiếc máy bay với 1 quả thủy lôi hoặc bom 800 kg. Đến ngày 17/3 cùng năm, bản thiết kế tổng quan của tàu ngầm đã được hoàn tất.

 Ngày 18/1/1943, quá trình đóng con tàu mang số hiệu I-400 bắt đầu diễn ra tại Xưởng Kure thuộc thành phố Hiroshima. Sau đó, những chiếc khác trong dự án cũng bắt đầu được khởi công, bắt đầu với I-401 (tháng 4/1943), I-402 (tháng 10/1943), I-403 (tháng 9/1943) và I-404 (tháng 2/1944). Theo kế hoạch ban đầu thì Nhật định làm đến 18 chiếc, nhưng do những khó khăn thiếu thốn của tình hình chiến sự mà chỉ có 3 chiếc được hoàn thành và hạ thủy (sẽ nói thêm ở phần sau)

 Mỗi chiếc tàu trong lớp I-400 có 4 động cơ 2250 mã lực. Chúng chứa đủ nhiên liệu để đi 1,5 vòng quanh Trái Đất, dư sức chạm đến cả bờ tây và đông nước Mỹ rồi quay trở về. Theo Đại học Hawaii, ngay cả trong thời hiện đại bây giờ cũng chưa có chiếc tàu ngầm động cơ diesel nào đủ sức làm được điều đó. Chiều dài của tàu là 120m với lượng giãn nước khi nổi là 3.530 tấn. Đây cũng là một trong những tàu ngầm lớn nhất thời đó. Để tạo ra sự cân bằng khi chở máy bay bên trong, phần vỏ của tàu được thiết kế theo dạng thân đôi hình móc số 8 mà không tàu ngầm nào khác sở hữu. Tàu có khả năng chở khoảng 157 sĩ quan, kỹ sư, đội ngũ kĩ thuật và phi công lái máy bay.

 Điểm đặc biệt thứ hai của tàu nằm ở khoang chứa máy bay hình trụ tròn dài 31m và có đường kính 3,5m với khả năng chống thấm nước. Phần cửa ngoài của khoang có thể được mở bằng hệ thống thủy lực từ bên trong hoặc mở thủ công từ bên ngoài nhằm tăng tính linh hoạt khi tác chiến. Bản thân cái cửa này cũng chống nước với một dải cao su dày tới 51mm. Theo biên bản của trung úy hải quân MỸ T.O. Paine, người phụ trách kéo chiếc tàu ngầm tới Hawaii, thì I-400 có thể mang theo tối đa 3 chiếc máy bay ném bom Aichi M6A1 Seiran với cánh gập gọn lại khi không hoạt động.

 

3583467_Tau_ngam_I-400
 

 Chỉ trong vòng vài phút sau khi có lệnh cất cánh, những chiếc máy bay Seiran này sẽ được đẩy lên một máy phóng dài 25m sử dụng cơ chế nén khí để đưa chúng lên bầu trời. Sau khi đã xong nhiệm vụ, máy bay sẽ đáp lên biển theo kiểu thủy phi cơ và được cần cẩu thủy lực đưa trở lại vào bên trong tàu ngầm.

 Một số vũ khí khác của I-400 bao gồm ba khẩu pháo 3 nòng 25mm Type 96 để bắn máy bay địch, trong đó hai khẩu ở đuôi và một ở tháp phía trước. Ngoài ra còn có 1 khẩu canon tự động 25mm, 1 khẩu súng 140mm Type 11 trên boong, 8 ngư lôi (4 đằng trước và 4 đằng sau). Tất nhiên, các loại radar tầm xa, tầm gần, radar sóng âm để dò tàu ngầm địch đều có mặt đầy đủ.

Để tăng cường khả năng hoạt động êm ái và tránh bị phát hiện, các tàu I-400 còn được phủ một lớp hợp chất đặc biệt được chế tạo từ cao su, asbestos và keo để giúp chúng trở nên tàng hình dưới sóng radar của quân Đồng Minh. Hợp chất này được ra đời dựa trên một nghiên cứu của Đức nhưng tác dụng của nó chưa bao giờ được chứng minh cụ thể. Trên tàu còn có 2 ống dòm được Đức sản xuất (không lại khi mà Đức và Nhật đang đứng về 1 phía) với chiều dài 12,2m, một cái dùng ban ngày một một cái cho ban đêm. Đức cũng cung cấp cho Nhật một thiết bị thủy lực để lấy không khí vào tàu. II

Ý kiến của bạn

Bình luận