Siemens chế tạo thành công động cơ máy bay công suất lớn nhất thế giới

Sản phẩm 22/04/2015 17:24

Các nhà chế tạo thuộc tập đoàn sản xuất Siemens đã phát triển thành công mẫu động cơ máy bay sử dụng điện công suất lớn, có thể lên tới 348 mã lực.


Frank Anton bên cạnh nguyên mẫu động cơ điện mới dành cho máy bay

Frank Anton bên cạnh nguyên mẫu động cơ điện mới dành cho máy bay

Mẫu động cơ này được thiết kế với trọng lượng chỉ vẻn vẹn 50 kg, với công suất sản sinh 260 kW, với số vòng tua lên tới 2500 rpm, mạnh gấp 5 lần so với mọi loại động cơ điện cùng cỡ của hãng. Nếu được lắp đạt , động cơ này có thể giúp một chiếc máy bay nặng 2 tấn cất cánh.

Được biết, các nhà chế tạo đã phải nghiên cứu nhiều loại động cơ điện khác nhau đã từng được sản xuất để có thể phát triển được động cơ mới có trọng lượng nhẹ và công suất đầy tính thuyết phục như vậy. Ngoài ra, các nhà pháp triển cũng áp dụng phương pháp mô phỏng máy tính nhằm mô phỏng khả năng của động cơ trước khi chế tạo, sử dụng kết quả tìm ra để lắp ráp động cơ.

Sản phẩm cuối cùng sau thiết kế đã đạt tỉ lên trọng lượng/ hiệu năng lên tới 5kW/kg, đạt kỷ lục mới nếu so sánh với các mẫu động cơ khác. Đặc biệt nếu đặt cạnh động cơ máy móc hạng nặng (1 Kw/kg) hoặc động cơ xe điện ( 2 kW/h).

Theo trưởng bộ phận eAircraft Frank Anton cho biết, việc chế tạo thành công động cơ điện trên sẽ mở ra một thời kỳ hoàng kim mới trong đó việc chế tạo các máy bay sử dụng đông cơ hybrid sẽ dần trở nên phổ biến. Đặc biệt, trong tương lai gần, các nhà chế tạo có thể sản xuất thành công động cơ hybrid cho các máy bay chuyên chở từ 50 – 100 khách.

Động cơ điện cũng mở ra cơ hội mới, giúp Siemens trở thành đối tác cung cấp động cơ điện cho các máy bay cá nhân DA36 E-Star của tập đoàn Diamond Aircraft, được biết dòng máy bay này hiện đang sử dụng động cơ với công suất 60 kW. Trước đây Siemens cũng đã từng tham gia vào các dự án phát triển hệ thống dẫn động bằng động cơ điện. Hãng đã từng hợp tác với Volvo trong việc phát triển hệ thống sạc siêu nhanh cho các mẫu xe C30 Electric, giúp giảm thời gian sạc xuống còn 90 phút.

Nguyên mẫu động cơ điện nói trên được phát triển với sự hỗ trợ của Chương trình nghiên cứu hàng không CHLB Đức (LUFO) theo một dự án của Grob Aircraft và Siemens. Chiếc động cơ này đã được lên kế hoạch thử nghiệm thực tế trước khi năm 2015 kết thúc.

 Hà Vũ (Theo Aviation week)

Ý kiến của bạn

Bình luận