SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Sản phẩm 24/05/2023 17:43

Ứng dụng phương pháp trộn nông cơ học được phát triển bởi Công ty FECON RAITO (FRU), xi măng bột hoặc vữa xi măng được trộn với đất hiện hữu. Phương pháp này triển khai bởi hai dạng thiết bị khác nhau; loại máy quay cắt để trộn và loại gầu cào xới trộn có thể thi công xử lý nền đến độ sâu 10 m.


1. Giới thiệu

Đặc điểm địa chất đồng bằng sông Cửu Long có các lớp trầm tích trẻ phổ biến sâu và rộng khắp vùng. Lớp đất bề mặt có đặc tính rất mềm yếu, độ ẩm cao và chứa nhiều hữu cơ, gây ra rất nhiều khó khăn khi triển khai thi công xây dựng các công trình đường giao thông trong khu vực (Hình 1.1).

SCM là phương pháp trộn nông cơ học được phát triển bởi Công ty FECON RAITO (FRU), xi măng bột hoặc vữa xi măng được trộn với đất hiện hữu. Phương pháp này triển khai bởi hai dạng thiết bị khác nhau. Loại máy quay cắt để trộn và loại gầu cào xới trộn có thể thi công xử lý nền đến độ sâu 10 m. Thiết bị nhỏ gọn và đồng bộ, kiểm soát thông số tự động, cho hiệu suất thi công cao, chất lượng đảm bảo. Bộ thiết bị cắt trộn này có thể gắn dễ dàng trên máy đào cỡ 0,7 - 1,0 m3.

Với đặc tính dễ dàng di chuyển và cơ động trong thi công ở các độ sâu khác nhau, thiết bị SCM rất phù hợp với điều kiện thi công ở các vùng có đất yếu phân bố ngay trên mặt đất và khó tiếp cận bởi thiết bị thi công cơ giới loại lớn như ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Hình 1.1: Mặt cắt địa chất trầm tích khu vực đồng bằng sông Cửu Long (nguồn: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)

2. Ưu điểm nổi bật

- Thiết bị nhỏ gọn, linh hoạt và có thể gắn trên máy đào dễ dàng;

- Chiều sâu cải tạo đến 2 m đối với loại gầu xới, đến 10 m đối với loại quay cắt trộn;

- Hệ thống kiểm soát thông số thi công cho phép đảm bảo chất lượng mục tiêu.

3. Thiết bị chuyên dụng

Loại gầu xới trộn thi công đến sâu 2 m và loại quay cắt trộn tới độ sâu 10 m. Các loại mũi quay cắt trộn cũng được chế tạo đặc biệt.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 4.

4. Ứng dụng thi công

Thiết bị

Chiều sâu thi công

Điều kiện

Đất cát

Đất sét yếu

Quay cắt

2,0 m

10,0 m

Đất cát N ≤ 15; Đất sét ≤ 5

Gầu xới

1,0 m

1,5 m

Đất cát N ≤ 20; Đất sét ≤ 5

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 6.

1) - Chống trượt, trồi; 2) - Gia cố nền bể chứa; 3) - Bao bọc, ngăn chặn; 4) - Chống lún nền đường ô tô; 5) - Gia cố bờ kè, chống hóa lỏng; 6) - Bảo vệ cống ngầm

5. Bố trí thi công

Sử dụng xi măng bột và sử dụng vữa xi măng:

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 7.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 8.

6. Quản lý chất lượng

Thiết bị giám sát thông số thời gian thực:

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 9.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 10.

Vị trí thi công được định vị trước:

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 11.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 12.

SCM: Giải pháp tối ưu xử lý lớp bùn nông cho công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 13.

Tham khảo

[1]. https://www.raito.co.jp/english/construction/ground.html#anchor02.

[2]. https://fecon.com.vn/cong-ty-cp-cong-trinh-ngam-fecon-u12/.