Phòng chống để giảm thiệt hại do thiên tai

An toàn giao thông 26/05/2015 16:33

Đó là phát chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2015, được tổ chức sáng nay (26/5).


IMG_3794

Năm 2014, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường, mùa mưa bão đến sớm và kết thúc muộn. Với 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, Trong số đó có 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (bão số 2, 3, 4) đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta gây ra mưa vừa và mưa to trên diện rộng. Trên toàn quốc đã xảy ra 31 đợt mưa lớn diện rộng. Đợt mưa lớn diện rộng đầu tiên trong năm 2014 xảy ra vào cuối tháng 3 trên khu vực Bắc bộ. Xảy ra trên 10 trận mưa đá ở các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng. Ngoài ra ở các tỉnh, thành phố như Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Cần Thơ… còn xuất hiện các trận lốc xoáy kèm dông, sét. Từ những tác động của thiên tai đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, xã hội, riêng đối với ngành GTVT thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 1.360  tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Huyến – Phó Trưởng ban Phòng chống lụt báo và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN), để giảm thiểu những tác hại do thiên tai gây ra, Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác PCLB&TKCN, ban hành các văn bản về khắc phục bão lũ và tìm kiếm cứu nạn: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải. Cũng trong năm 2014, các đơn vị trong ngành đã kiện toàn Ban chỉ huy PCLB và TKCN các cấp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, đôn đốc việc kiểm tra thực hiện công tác PCLB.

Để đối phó, nhằm giảm nhẹ thiên tai, ngay khi có bão, lũ hoặc đợt mưa lớn kéo dài, Bộ GTVT đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão, lũ… Từ đó có phương án chuẩn bị phòng, tránh, trực 24/24h, theo dõi diễn biến của bão, lũ để có biện pháp kịp thời khi có sự cố xảy ra và thường xuyên báo cáo về Bộ GTVT để phối hợp giải quyết theo quy định. Đồng thời, Ban chỉ đạo PCLB và TKCN  tổ chức ngay cuộc họp để bàn phương án phòng, tránh và phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên để đôn đốc chỉ đạo hiện trường.

Ngay khi có đợt bão, lũ hoặc đợt mưa lớn kéo dài, Bộ có Công điện chỉ đạo ngay các đơn vị trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão, lũ; có phương án chuẩn bị phòng, tránh, trực 24/24h, theo dõi mọi diễn biến của bão, lũ để có biện pháp đối phó kịp thời khi có sự cố xảy ra và thường xuyên báo cáo về Bộ để phối hợp giải quyết theo quy định. Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN phân công người trực, theo dõi tập hợp số liệu báo cáo lãnh đạo Bộ kịp thời và truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của Bộ tới các đơn vị. Đồng thời tổ chức ngay cuộc họp Ban chỉ đạo gồm các thành viên trong Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN của Bộ để bàn phương án phòng, tránh và phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo đi đôn đốc, chỉ đạo tại hiện trường:

Các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì đường bộ, chú trọng công tác chuẩn bị vật tư, phương án phối hợp ứng cứu đảm bảo giao thông mùa mưa lũ; tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, các hạng mục công trình dễ bị thiệt hại do lụt, bão như hệ thống rãnh thoát nước, khơi thông cống, gia cố mố, trụ cầu, khơi thông dòng chảy…

Các cơ quan, đơn vị chuyên trách TKCN hàng không, hàng hải luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, hậu cần tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống tiên tai, thảm họa xảy ra và tham gia tìm kiếm cứu nạn với các nước khác trên tinh thần Công ước SAR 79. Duy trì chế độ trực ban, trực chỉ huy để sẵn sàng tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin cấp cứu – khẩn cấp từ người và phương tiện bị nạn được chuyển đến.

Năm 2014, Bộ GTVT đã chỉ đạo Trung tâm Phối hợp TKCNHHVN tổ chức và thực hiện công tác huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ TKCN, ngoại ngữ và nâng cao thể lực cho đội ngũ chuyên viên Trực ban TKCN, thuyền viên các tàu chuyên dụng.

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện nay, cả nước có 336.000km đường bộ, Tổng cục trực tiếp quản lý trên 19.000km, Tổng cục đã khắc phục với tinh thần nhanh nhất. Bài học kinh nghiệm: Để làm tốt công tác phòng chống bão lũ thì cần làm tốt công tác duy tu nạo vét cống ránh, sửa chữa định kỳ, nếu không làm tốt thì chí phí cho phòng chống lụt bão là rất lớn. Khi xuất hiện thiên tai sắp xảy ra thì tìm mọi cách phân luồng giao thông, cần phối hợp giữa các đơn vị để làm giảm những thiệt hại.

Trên cơ sở chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, công tác PCLB&TKCN năm 2014 với phương châm “chủ động phòng, tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, trong đó phòng tránh là chính, do đó thiệt hại do thiên tai gây ra có phần được giảm nhẹ. Công tác chỉ đạo ứng phó từ Bộ đến các đơn vị trong toàn ngành đã được thực hiện kịp thời, quyết liệt với những nội dung cụ thể trong từng cơn bão nên đã hạn chế được rất nhiều thiệt hại. Do nắm bắt kịp thời thông tin đồng thời có sự chỉ đạo sát sao của Bộ GTVT và UBQG TKCN nên hoạt động TKCN của các đơn vị ngày càng hoạt động có hiệu quả.

Bước vào năm 2015, dự báo diễn biến thời tiết phức tạp, hình hình nhiệt độ và nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng xuất hiện sớm. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành GTVT tiếp tục triển khai có hiệu quả “Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”. Đặc biệt là lồng gép việc giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp tục rà soát, bổ sung chỉnh sửa và ban hành các quy chế, quy trình phối hợp việc thực hiện hoạt động TKCN để tăng cường hiệu quả hoạt động.

IMG_3854

Để phòng tránh có hiệu quả công tác PCLB và TKCN, cần tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, các bài học thực tiễn, tiến tới xây dựng các thỏa thuận, các hiệp định hợp tác về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt trong lĩnh vực cứu hộ. Tiếp tục thực hiện hợp tác với Tổ chức IMO, các Tổ chức quốc tế khác và các thành viên Công ước SAR 79 trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo tập huấn.

Tổ chức, duy trì và sẵn sàng hoạt động TKCN, đẩy mạnh huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ TKCN và rèn luyện sức khỏe thuyền viên với nhiều loại hình khác nhau; tổ chức diễn tập TKCN trên biển theo nhiệm vụ được phân công; xây dựng chương trình huấn luyện đào tạo chung cho lực lượng TKCN của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hàng năm các đơn vị làm cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Duy trì chế độ thường trực PCLB – TKCN ở các đơn vị và doanh nghiệp hàng hải, hàng không để kịp thời thu nhận, xử lý thông tin khi có tình huống xảy ra. Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, chống va trôi kết hợp điều tiết các cầu trọng yếu ở miền Bắc, miền Trung trong mùa mưa lũ.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, chuẩn bị vật tư, phương tiện cho PCLB&TKCN luôn ở tư thế sẵn sàng. Các đơn vị cần kiểm tra kỹ các công trình giao thông, nhà ga, bến cảng…, dự báo trước các tình huống có thể xảy ra trên cơ sở đó đưa ra các phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống. Phối hợp với Văn phòng UBQG TKCN thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra tình hình hoạt động TKCN theo tinh thần Công ước SAR79 tại các Trung tâm TKCN Hàng hải và Hàng không…

Kiểm tra kỹ các công trình giao thông, nhà ga, bến cảng, kho bãi… sửa chữa, gia cố để giảm thiểu thiệt do thiên tai gây ra, nạo vét cống rãnh thoát nước, khơi thông dòng chảy, dự báo trước các tình huống có thể xảy ra trên cơ sở đó đưa ra được các phương án đường tràn, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

Đầu tư trang thiết bị và các công cụ hỗ trợ hoạt động xử lý thông tin báo nạn, tổ chức và điều hành hoạt động TKCN trên biển; đảm bảo sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các tàu SAR luôn ở tư thế sẵn sàng xuất phát; rà soát kiểm tra các trang thiết bị hiện có và đôn đốc các đơn vị mua sắm, trang bị thêm các thiết bị TKCN mới.

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, nêu rõ công tác PCLB phải làm thường xuyên, đây là việc làm quan trọng, thời gian qua Bộ đã tập trung chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác này. Bên cạnh đó, nhiều sở GTVT chưa thực sự quan tâm, nếu chúng ta làm tốt thì sẽ giảm thiệt hại rất lớn về người và của.

Như chúng ta đã biết, diễn biến thời tiết rất phức tạp, do đó đòi hỏi công tác phòng chống cần được quan tâm hơn. Các đơn vị cần kiểm tra kho dự chữ hàng phòng chống lụt báo; công tác thông tin rất quan trọng, kể cả công tác phòng và chống, đề nghị các thứ trưởng phải nắm trực tiếp, cập nhật thường xuyên đối với các lĩnh vực quản lý. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần lên phương án phân luồng, chủ động phân luồng trong mùa mưa bão các tuyến đường QL1, đường Hồ Chí Minh để giảm ùn tắc giao thông. Các Cục Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa chỉ đạo các đơn vị nắm bắt kịp thời diễn biến thiên tai để có kế hoạch phòng chánh hữu hiệu, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.

Hoàng Ngân

Ý kiến của bạn

Bình luận