Phát triển đường thủy nội địa đồng bộ và hiệu quả

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 26/08/2017 10:40

Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) trong tương lai sẽ được kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải nhằm phát huy hiệu quả của toàn hệ thống, trong đó chú trọng phát triển mạnh GTVT tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng để phát huy lợi thế vùng.

DSCF1522

Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển GTVT ĐTNĐ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phải đảm nhận khối lượng vận tải hàng hóa 17% và hành khách 4,5% trong khối lượng vận tải của toàn Ngành, chủ yếu là hàng rời khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng..., đáp ứng được nhu cầu vận tải trong từng thời kỳ với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý và có khả năng cạnh tranh cao; đảm bảo kết nối thuận lợi với các phương thức vận tải khác; đầu tư, nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải thủy chính; đưa vào khai thác các tuyến vận tải sông pha biển; từng bước kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn; hiện đại hóa thiết bị công nghệ quản lý và bốc xếp tại các cảng ĐTNĐ chính ở các vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng các cảng khách ở các thành phố có kết nối với hệ thống giao thông vận tải ĐTNĐ; nâng cấp các nhà máy đóng mới và sửa chữa phương tiện để đáp ứng được nhu cầu đóng mới và sửa chữa phương tiện ĐTNĐ hoạt động trên sông và ven biển.

Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải hàng hóa bình quân 8%/năm về tấn và 8,5% về T.Km, 2,5% về hành khách và 3,4% về hành khách.Km. Năm 2020, vận tải đạt 356 triệu tấn hàng hóa và 280 triệu lượt hành khách. Khối lượng luân chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 77.640 triệu tấn.Km, hành khách đạt 6.000 triệu lượt hành khách.Km; đội tàu được phát triển theo hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và phát triển đội tàu sông pha biển.

Năm 2020, cơ cấu theo đầu phương tiện của đội tàu kéo đẩy là 30%, đội tàu tự hành là 70%, tuổi tàu bình quân là 5 - 7 năm. Tốc độ chạy tàu bình quân đạt 10 - 12 km/h đối với tàu kéo đẩy và 15 - 18 km/h đối với tàu tự hành. Quy mô đội tàu vận tải hàng hóa đạt 12 triệu TPT, đội tàu vận tải hành khách đạt 01 triệu ghế. Trong đó, đội tàu khu vực phía Bắc gồm: Đoàn tàu kéo đẩy 1.200 - 1.600 tấn, tự hành đến 800 tấn, tàu pha sông biển đến 3.000 tấn; tàu khách thường đến 120 ghế, tàu khách nhanh đến 90 ghế. Đội tàu khu vực phía Nam gồm: Đoàn tàu kéo đẩy 1.200 - 1.600 tấn, tự hành 1.600 tấn; tàu pha sông biển 5.000 tấn; tàu khách thường đến 120 ghế; tàu khách nhanh đến 90 ghế.

Về kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ, đến năm 2020 sẽ có 45 tuyến vận tải thủy chính, trong đó có 17 tuyến khu vực phía Bắc, 10 tuyến khu vực miền Trung và 18 tuyến khu vực phía Nam, đồng thời từng bước phát triển tuyến ven biển để khai thác lợi thế tự nhiên của đất nước. Trước mắt, khai thác vận tải phù hợp với thông số kỹ thuật luồng cửa sông trong điều kiện hiện trạng; về lâu dài sẽ cải tạo, chỉnh trị các luồng cửa sông đảm bảo có độ sâu chạy tàu tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng tàu trong sông, tiến tới xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luồng cửa sông, đáp ứng nhu cầu vận tải ven biển.

Đối với hệ thống cảng ĐTNĐ, tại khu vực phía Bắc tới năm 2020 sẽ có 66 cảng hàng hóa, công suất 42,01 triệu tấn/năm và 20 cảng hành khách, công suất 5,52 triệu lượt khách/năm; khu vực miền Trung sẽ có 7 cảng hàng hóa; khu vực phía Nam có 56 cảng hàng hóa, công suất 32,6 triệu tấn/ năm và 17 cảng hành khách, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt hành khách/năm.

Định hướng đến năm 2030, khối lượng hàng hóa ĐTNĐ sẽ đạt khoảng 586 triệu tấn và luân chuyển đạt khoảng 127.000 triệu tấn.km. Hành khách đạt khoảng 355 triệu lượt hành khách và luân chuyển đạt khoảng 7.600 triệu hành khách.km. Đồng thời, phát triển theo hướng hiện đại và trẻ hóa, cơ cấu đội tàu theo đầu phương tiện: Đoàn kéo đẩy chiếm khoảng 20% và tàu tự hành chiếm khoảng 80%. Tốc độ hành thủy bình quân 12 km/h với tàu kéo đẩy; 15 - 20 km/h với tàu tự hành. Đội tàu hàng đạt khoảng 13 triệu tấn phương tiện; đội tàu khách đạt khoảng 1,2 triệu ghế; tiếp tục mở rộng phạm vi quản lý ĐTNĐ, phấn đấu đưa tất cả các tuyến có nhu cầu vận tải vào quản lý; hoàn thành nâng cấp các tuyến vận tải thủy chính đảm bảo chạy tàu an toàn 24/24h; tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ quản lý, xếp dỡ, nâng cao chất lượng dịch vụ, có giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường tại các cảng ĐTNĐ; nâng cấp, mở rộng nâng cao năng lực các cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện hiện có; đầu tư phát triển các cơ sở mới ở khu vực phía Bắc và phía Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu theo hướng hiện đại hóa phương tiện, chủ yếu huy động nguồn lực xã hội để phát triển

Đến năm 2020 phải đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến ĐTNĐ quan trọng; ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh, các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Luộc; nâng cấp, xây dựng mới một số cảng chính, bến hàng hóa và hành khách; phát triển vận tải sông pha biển. Mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa; cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả tại các cảng, bến thủy nội địa; phát triển mạnh các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật

Ý kiến của bạn

Bình luận