Phân tích cước phí và chi phí của các loại hình vận tải hàng hóa ở Việt Nam

Khoa học - Công nghệ 24/07/2014 10:05

THS. NGUYỄN THỊ BÌNH TS. VŨ ANH TUẤN Trường Đại học Việt Đức Người phản biện: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TS. ĐINH THỊ THANH BÌNH


Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu chính là phân tích sự biến động và nhận diện nguyên nhân gây ra sự biến động trong cước phí vận tải đường bộ; so sánh cước phí vận tải giữa ba phương thức chính là đường bộ, đường thủy nội địa và đường sắt, đồng thời so sánh cước phí đó với một số nước trong khu vực và thế giới. Dựa trên kết quả phân tích này, một số kiến nghị được đưa ra nhằm giảm cước phí vận tải và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng hóa của Việt Nam trong tương lai.

Abstract: The study was conducted with the main objectives as follows: Analyzing the fluctuation of the price of freight transport by road and its causes; Compare the unit freight transport price among three main modes (road, inland waterway and railway), and compare this to the one of some countries in the world. Based on these findings, some recommendations to improve the efficient operation of the freight transport system in Vietnam will be given.

Từ khóa: Vận tải hàng hóa đường dài, cước phí vận tải, chi phí vận hành phương tiện.

Vận tải hàng hóa (VTHH) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Tốc độ gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển (tấn) và luân chuyển (tấn.km) tương ứng là 15% và 13.3% trong giai đoạn 2001-2011. VTHH Việt Nam phụ thuộc vào hai phương thức chính là vận tải đường bộ và vận tải thủy nội địa. Đường sắt tuy có mặt trên thị trường dịch vụ vận tải hơn một thế kỷ nhưng vai trò của nó đối với vận chuyển hàng hóa còn rất hạn chế. Sự gia tăng của hoạt động VTHH của Việt Nam trong thời gian qua đang bộc lộ một số hạn chế nhất định. Cụ thể như số lượng phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa tập trung quá nhiều vào đường bộ. Chi phí vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường bộ cao hơn hẳn so với các phương thức khác. Chính bởi vậy các chủ phương tiện thường có xu hướng là chở hàng quá tải để giảm chi phí xuống, gây nên tình trạng xuống cấp nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng đồng thời gây mất trật tư an toàn giao thông.

Thêm vào đó, cơ cấu vốn đầu tư dành cho các ngành vận tải đang có những bất cập nhất định. Mặc dù vận tải thủy nội địa đảm nhận tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển thậm chí lớn hơn đường bộ nhưng theo thống kê thì vốn đầu tư cho vận tải thủy nội địa là thấp nhất (1.2%) trong khi vốn đầu tư dành cho vận tải đường bộ chiếm ưu thế rõ rệt (88.5%). Chính sự phát triển không hài hòa giữa các chuyên ngành vận tải đã phần nào gây ra sự lãng phí nguồn lực của xã hội. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có sự nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng của nền kinh tế, với mức chi phí vận tải phù hợp để có thể cạnh tranh trên thế giới.

Xuất phát từ một số vấn đề trên, nghiên cứu đã được thực hiện để nhằm giải quyết một số mục tiêu sau: (1) Phân tích sự biến động và nguyên nhân sự biến động và nguyên nhân gây ra sự biến động trong cước phí vận tải đường bộ trong thời gian qua. (2) So sánh cước phí vận tải hàng hóa giữa của các phương thức đường bộ, thủy nội địa, và đường sắt, đồng thời so sánh cước phí đó với một số nước trong khu vực và thế giới. (3) Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHH của Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đánh giá thực trạng hoạt động VTHH của Việt Nam nói chung và hiện trạng về cước phí vận tải nói riêng. Nguồn số liệu dùng để phân tích được lấy từ các nghiên cứu của JICA, Ngân hàng thế giới, tổ chức tư vấn vận tải đa phương thức ALG. Do các số liệu, tài liệu từ các nguồn rất khác nhau nên tác giả đã tính toán lại, đồng nhất các số liệu đó dựa trên các giả định nhất định. Cụ thể, một số giả định đưa ra là: (i) Xem xét cho VTHH đường dài; (ii) xe tải có trọng tải 15 tấn; (iii) Vận tốc trung bình của phương tiện 30km/h; (iv) Xe chở đúng tải trọng; (v) Tỷ lệ chuyến hàng về rỗng là 30% (theo kết quả nghiên cứu WB, 2010).

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 7/2014

Bia web

Ý kiến của bạn

Bình luận