Phân tích các phương pháp thiết kế liên kết bu-lông chịu cắt dưới tác dụng của lực lệch tâm

Diễn đàn khoa học 26/11/2020 14:47

Liên kết bu-lông được sử dụng rất nhiều trong các kết cấu thép xây dựng. Các liên kết bu-lông chịu cắt dưới tác dụng của lực lệch tâm rất phổ biến trong thực tế xây dựng, có thể lấy ví dụ, các mối nối bụng của dầm, các mối nối dầm với cột... tại Việt Nam việc thiết kế các mối nối này thường dựa trên phân tích đàn hồi. Bài báo trình bày phân tích hai phương pháp: Phân tích đàn hồi và phương pháp tâm quay tức thời. Kết quả cho thấy, phương pháp tâm quay tức thời cho kết quả thực tế và chính xác hơn nên sẽ kinh tế hơn.

Tác giả: TS. ĐÀO VĂN DINH
              Trường Đại học Giao thông vận tải

Image710543

Các thành phần lực tác dụng lên bu-lông theo phương pháp phân tích đàn hồi

Trong kết cấu thép, các liên kết bu-lông chịu lực lệch tâm kiểu ép mặt và chống trượt thường rất hay gặp trong thực tế. Hiện tại Viện Thép xây dựng Hoa Kỳ (AISC) cho phép sử dụng hai phương pháp, phương pháp phân tích đàn hồi và phương pháp phân tích theo cường độ giới hạn hay còn gọi là phương pháp tâm quay tức thời (IC). Tại Việt Nam hiện nay, tính toán các liên kết bu-lông chịu lực lệch tâm chỉ sử dụng phương pháp phân tích đàn hồi. Vấn đề đặt ra là so sánh hai phương pháp này và khảo sát tọa độ của tâm quay tức thời và sức kháng của liên kết khi góc nghiêng của lực tác dụng thay đổi. Bài báo trình bày phân tích hai phương pháp: Phân tích đàn hồi và phương pháp tâm quay tức thời. Kết quả cho thấy, phương pháp tâm quay tức thời cho kết quả thực tế và chính xác hơn nên sẽ kinh tế hơn. 

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

 

Ý kiến của bạn

Bình luận