Những bước tiến quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa doang nghiệp GTVT

Tác giả: Việt Cường

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 20/10/2014 09:53

Phát huy những kết quả đã đạt được, Bộ GTVT xác định việc đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Tái cơ cấu, cổ phần hóa là con đường tất yếu, duy nhất để các doanh nghiệp hội nhập và phát triển. 50% doanh nghiệp của Bộ GTVT đã được cổ phần hóa Đối với 10 Tổng công ty sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa đã quyết liệt thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch, lộ trình tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài, tổ chức đại hội cổ đông lần đầu, chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần, trong đó Tổng công ty XDCT Giao thông 8 (Cienco 8) đã hoàn thành trước kế hoạch dự kiến. Để Cienco 8 có được kết quả đó, theo ông Vũ Cao Đàm – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty, trước hết cần nhận thức đúng về doanh nghiệp của mình, điểm mạnh, điểm yếu, những nhân tố chủ quan, khách quan tác động vào quá trình cổ phần hóa để có đường hướng và sự điều chỉnh hợp lý. Ông Đàm cho biết thêm, từ


Ông Nguyễn Chiến Thắng, Vụ trưởng Vụ QLDN cho biết: Đến thời điểm tháng 01/2014, Bộ GTVT còn 49 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (tổng số tại thời điểm đầu năm 2011 có 94 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2013, Bộ đã thành lập mới 9 doanh nghiệp, tổ chức lại để hình thành 7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy. Đồng thời, thực hiện sắp xếp được 61 doanh nghiệp, bao gồm: Cổ phần hóa 54 doanh nghiệp, chuyển thành tổng công ty 02 doanh nghiệp, hợp nhất 02 doanh nghiệp, phá sản 02 doanh nghiệp, giải thể 01 doanh nghiệp).

Đối với công tác tái cơ cấu doanh nghiệp, Ban chỉ đạo tiếp tục hướng dẫn các tổng công ty thực hiện quyết liệt Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án tái cơ cấu phù hợp tình hình thực tiễn của các tổng công ty; tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo Đề án được phê duyệt, đẩy mạnh tái cơ cấu Tổng công ty ĐSVN.

Với mục tiêu cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước còn lại mà nhà nước không cần giữ 100% vốn, các thủ tục, tiến trình đang được triển khai khẩn trương, mạnh mẽ ở các đơn vị đang và sẽ trong quá trình cổ phần hóa. Theo đó, năm 2014 sẽ hoàn thành thủ tục cổ phần hóa 11 Tổng công ty theo quy định; cổ phần hóa 27 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, gồm: 3 doanh nghiệp thuộc Bộ (trong đó thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ); 12 doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty; 2 doanh nghiệp thuộc các trường và 10 Đoạn Quản lý đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam); thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương; cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa 9 doanh nghiệp cảng biển còn lại thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; thực hiện tách quản lý hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt, thành lập 01 tổng công ty quản lý hạ tầng do nhà nước nắm giữ; cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp vận tải đường sắt.

Đề án tái cơ cấu được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ

Theo dự kiến, năm 2015, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phải hoàn thành công tác cổ phần hóa doanh nghiệp. Hiện tai, VEC đang được Bộ GTVT hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của 05 dự án (Cầu Giẽ – Ninh Bình, Hà Nội – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành). Tổng công ty đang xin ý kiến Bộ Xây dựng để tiếp tục hoàn chỉnh phương án tái cơ cấu Dự án đầu tư đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai để báo cáo Bộ GTVT xem xét, gửi xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng công ty hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động để trình Thủ tướng Chính phủ.

Là đơn vị gặp nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu, ngay từ những ngày đầu, lãnh đạo Bộ và Ban chỉ đạo cổ phần hóa đã rất sát sao cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tháo gỡ từng nút thắt, quyết tâm cổ phần hóa thành công. Bộ đã chỉ đạo Vinalines thực hiện xử lý tài chính đối với các khoản nợ, tài sản thế chấp theo đúng quy định pháp luật trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp; tham gia ý kiến với Văn phòng Chính phủ về việc chuyển giao Cảng Nha Trang về UBND tỉnh Khánh Hòa; chỉ đạo Vinalines, Vinashinlines, Falcon xử lý tài chính trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản sau khi nộp đơn lên Tòa án đề nghị mở thủ tục phá sản Vinashinlines, Falcon và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết một số vướng mắc khi thực hiện phá sản doanh nghiệp; hướng dẫn Vinalines về thủ tục chuyển nợ vay của Vinalines thành vốn điều lệ của Vinashinlines; yêu cầu Vinalines xây dựng phương án tái cơ cấu tài chính đối với các doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08/5/2014 của Chính phủ trình Bộ phê duyệt.

Đến hết tháng 9/2014, Tổng công ty đã thực hiện chuyển 5 doanh nghiệp thành công ty cổ phần (Các cảng: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang và Vinalines Nha Trang).Tổng công ty đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành công tác cổ phần hóa cảng Cam Ranh và cảng Cần Thơ trong năm 2014. Theo đó, các cảng: Sài Gòn, Năm Căn và Nghệ Tĩnh sẽ hoàn thành trong quý I/2015. Đối với Công ty mẹ – Tổng công ty hiện đang khẩn trương thực hiện đối chiếu công nợ, hoàn chỉnh các thủ tục về đất đai… để phục vụ công tác xác định giá trị doanh nghiệp.

Tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), lãnh đạo Bộ đã trực tiếp làm việc để rà soát, xác định từng phương án tái cơ cấu đối với tất cả các doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (đặc biệt là việc rút vốn thương hiệu, giải thể, phá sản… các doanh nghiệp), trực tiếp phối hợp với các địa phương để hỗ trợ SBIC rút vốn thương hiệu. Bộ đã có văn bản chấp thuận hình thức tái cơ cấu của 40/48 doanh nghiệp do SBIC trình đợt 1 và đợt 2. Đối với các doanh nghiệp còn lại, SBIC đang tiếp tục rà soát, tổng hợp báo cáo hình thức tái cơ cấu. Sau khi thực hiện tái cơ cấu, tổng số lao động của Tổng công ty tại thời điểm 31/8/2014 là: 17.773 người (trong đó, Công ty mẹ và 8 đơn vị giữ lại là 6.002 người, các đơn vị không trong mô hình Tổng công ty là 11.771 người).

Đến thời điểm này, SBIC đã hoàn thành xong việc giảm đầu mối 82 đơn vị (bao gồm: 36 đơn vị thực hiện trước thời điểm Quyết định số 1224/QĐ-TTg, 46 đơn vị thực hiện từ sau khi có Quyết định số 1224/QĐ-TTg). Sau khi rút vốn thương hiệu và rà soát tỷ lệ vốn góp, SBIC đã đưa 20 doanh nghiệp ra khỏi danh sách các công ty con do tỷ lệ vốn góp của SBIC tại các công ty này dưới 20% vốn điều lệ (đây là các khoản đầu tư tài chính); hoàn thành rút vốn thương hiệu Vinashin theo hình thức giảm vốn điều lệ tại 61/66 Công ty có thể thực hiện được. Đối với 42 đơn vị còn lại còn vướng mắc tài chính nên không thực hiện rút vốn thương hiệu và sẽ chuyển hình thức tái cơ cấu khác phù hợp (thu hồi giấy phép, giải thể, phá sản).

Trong 9 tháng đầu năm 2014, SBIC đã hoàn thành việc giải thể 05 đơn vị. SBIC đang tiếp tục đánh giá, phân tích tình hình tài chính của 11 đơn vị để lựa chọn các doanh nghiệp đưa vào nhóm giải thể. Bộ GTVT đã chấp thuận 4 đơn vị và đang chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ để chấp thuận cho 7 đơn vị còn lại.

Được đánh giá là đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực và đang thực hiện có hiệu quả công tác cổ phần hóa, Tổng công ty ĐSVN đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh Đề án tái cơ cấu của Tổng công ty.

Theo đó, đối với các đơn vị thuộc khối vận tải (tách, đồng thời sáp nhập Công ty TNHH một thành viên Vận tải hàng hóa đường sắt và Liên hiệp Sức kéo về 2 Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn; chuyển 2 doanh nghiệp vận tải này thành công ty TNHH một thành viên trong năm 2014 và thực hiện cổ phần hóa trong năm 2015). Đến nay, việc sắp xếp 2 doanh nghiệp vận tải đã cơ bản hoàn thành. Bổ sung 7 doanh nghiệp là công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty vào danh sách thực hiện thoái vốn trong năm 2014 (hiện 13 doanh nghiệp này đã hoàn thành việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá phần vốn nhà nước và hoàn thành trong Quý IV năm 2014.

Ngoài ra, trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty, Bộ GTVT đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin được điều chỉnh một số nội dung của Đề án tái cơ cấu của Tổng công ty. Đó là: Cho phép cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An trong năm 2014; sáp nhập Xí nghiệp Cao su đường sắt vào Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, sau đó tách Nhà máy Xe lửa Gia Lâm ra khỏi Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, đồng thời chuyển thành công ty TNHH MTV do Tổng công ty giữ 100% vốn điều lệ, sau đó cổ phần hóa và hoàn thành trong năm 2015; tiếp tục thoái vốn tại 14 công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty (trong đó, thoái toàn bộ vốn góp tại 10 công ty và chỉ giữ từ 20 – 30% vốn điều lệ tại 4 công ty)…

Năm 2015, về công tác cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải sẽ hoàn thành các thủ tục cổ phần hóa 15 doanh nghiệp và thực hiện cổ phần hóa đối với 6 doanh nghiệp còn lại: Công ty mẹ – Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Công ty mẹ – Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLHTGT Cửu Long; Công ty Vận hành và Bảo trì đường cao tốc Việt Nam, thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội; Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn; Công ty TNHH một thành viên Vận tải biển Biển Đông.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty thực hiện đề án tái cơ cấu, thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt tập trung chỉ đạo đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Như vậy, sau khi sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp theo kế hoạch, đến hết năm 2015, Bộ GTVT còn 16 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo an toàn hàng hải, đảm bảo hoạt động bay, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, xuất bản.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp

Hoan nghênh và đánh giá cao các đơn vị đã tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ tiếp tục trực tiếp làm việc với các đơn vị để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp cũng như tái cơ cấu.

Bộ trưởng khẳng định: Tất cả các đơn vị đều thể hiện sự quyết tâm cao trong việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa và coi đây là nhiệm vụ chính trị và cũng là con đường tất yếu để giúp cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển một cách bền vững.

Để hoạt động tái cơ cấu, cổ phần hóa thành công và mang lại ý nghĩa thiết thực, thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị đã cổ phần hóa tập trung thực hiện các công việc còn lại theo đúng kế hoạch đề ra. Theo đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần công khai, minh bạch về phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa và chiến lược trong tương lai. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sớm có báo cáo chi tiết về những gì đã làm được, chưa làm được và những vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện cổ phần hóa.

Đối với Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLHTGT Cửu Long cần tập trung hoàn thành đề án tái cơ cấu, trong đó phải đưa ra được lộ trình, phương án cổ phần hóa cụ thể.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận