Nghiên cứu sử dụng hiệu quả công nghệ bơm hút chân không xử lý nền đất yếu tại TP. Cần Thơ

Diễn đàn khoa học 06/10/2021 14:25

Đất sét yếu ở TP. Cần Thơ có diện phân bố rộng với các đặc tính xây dựng biến đổi phức tạp (sự thay đổi về bề dày cũng như thành phần và tính chất cơ lý). Qua hồ sơ địa chất các công trình đã và đang triển khai trên địa bàn TP. Cần Thơ thu thập được, bài báo đã phân vùng đất yếu cũng như phân tích thành phần, tích chất cơ lý tại các phân vùng này. Để tăng tốc độ và hiệu quả xử lý nền đất yếu, bài báo đã trình bày phương pháp xử lý nền đất yếu và đánh giá hiệu quả công nghệ bơm hút chân không cho ba phân vùng đất yếu tại khu vực nghiên cứu; xây dựng mô hình số cho bài toán xử lý nền đất yếu bằng công nghệ cố kết chân không trên phần mềm Plaxis áp dụng cho công trình đường Cách Mạng Tháng Tám và Đường tỉnh 918 - Cần Thơ. Phương án mô phỏng có xét đến các yếu tố: quy đổi bài toán đối xứng trục, mô hình thực thành bài toán 2D, xét vùng ảnh hưởng và vùng xáo trộn xung quanh bấc thấm… Kết quả đã đánh giá sự ảnh hưởng của khoảng cách cắm bấc thấm (L) và áp lực bơm hút chân không (P) đến quá

Tác giả: PGS. TS. CHÂU TRƯỜNG LINH
              ThS. NCS. NGUYỄN THANH QUANG
              Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
              ThS. NGÔ ĐÔNG THẠC
              Công ty Cổ phần Lắp đặt điện nước IEE-24/7, TP. Cần Thơ

Image748573
Mặt cắt ngang điển hình công nghệ bơm hút chân không có màng kín khí

Trong những năm qua, ngành GTVT TP. Cần Thơ luôn thể hiện vai trò quan trọng tại trung tâm khu vực miền Tây, luôn đi trước mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường đi qua khu vực phân bố trên nền đất yếu nên việc đảm bảo độ ổn định của nền đường đắp trở nên khó khăn.

Để xây dựng nền đường đắp trên nền đất yếu hiện nay có nhiều giải pháp, trong đó phương pháp bơm hút chân không đang được đưa vào áp dụng xử lý cố kết nền đất yếu trong những năm gần đây tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, công nghệ và trang thiết bị thi công theo phương pháp này có một số hạn chế như: chi phí tương đối lớn, việc thi công chủ yếu dựa theo kinh nghiệm kết hợp quan trắc lún, áp lực nước lỗ rỗng, tùy biến điều chỉnh theo ứng xử của nền đất trong quá trình thi công. Các nghiên cứu về phương pháp này ở Việt Nam còn hạn chế; các yếu tố ảnh hưởng như chiều sâu cắm bấc thấm, ảnh hưởng của áp lực chân không, phạm vi biên ảnh hưởng của khu vực xử lý, thời gian xử lý và tính kinh tế... còn nhiều tranh cãi, chưa hoàn thiện. Do vậy, khi muốn áp dụng vào điều kiện đất yếu tại Cần Thơ nói riêng, mở rộng ra cho các tỉnh miền Tây cần có các nghiên cứu cụ thể hơn.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận