Nghiên cứu đánh giá cường độ của hỗn hợp đất gia cố phụ gia TS kết hợp xi măng ứng dụng trong xây dựng đường ô tô ở tỉnh Tây Ninh

Diễn đàn khoa học 10/05/2021 14:40

Nghiên cứu báo cáo một số kết quả thí nghiệm đánh giá cường độ chịu nén (Rn) và cường độ kéo khi ép chẻ (Rkc) của đất gia cố từ nguồn vật liệu tại chỗ bằng phụ gia chống trương nở đất (phụ gia TS) kết hợp xi măng phục vụ công tác cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông ở tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi gia cố bằng xi măng và phụ gia TS thì các đặc trưng cơ học của đất như cường độ chịu nén, cường độ kéo khi ép chẻ đáp ứng yêu cầu về chất lượng vật liệu gia cố bằng chất kết dính (TCVN 10379:2014). Ứng dụng công nghệ đất gia cố phụ gia TS kết hợp với xi măng không những cải thiện các chỉ tiêu kỹ thuật về độ bền của vật liệu gia cố mà còn cho thấy sự ổn định của hỗn hợp vật liệu khi làm việc với môi trường nước. Chất phụ gia TS làm mất đi tính chất trương nở của đất theo nguyên tắc từ lực, không gây độc hại cho môi trường.

Tác giả: ThS. TRẦN VĂN THUẬN
              Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải

Image744795
Mẫu đất thực nghiệm sau khi sàng (hình ảnh đất lọt sàng và trên sàng)

Tuy sở hữu nhiều đặc điểm có thể tạo nên tiềm năng lớn để Tây Ninh phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nước láng giềng. Tuy nhiên, những lợi thế này nhiều năm qua chưa phát huy hết hiệu quả khi tính kết nối của hạ tầng giao thông tại đây, còn thiếu và yếu. Để Tây Ninh thật sự “cất cánh” rất cần những sự đột phá, mà trong đó việc sớm khắc phục và thay đổi hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, chất lượng kém như hiện nay là một nhiệm vụ rất quan trọng. Bài toán đặt ra trong thời gian tới không chỉ riêng Tây Ninh mà nhiều địa phương khác là phải đầu tư hạ tầng giao thông, nâng cấp sửa chữa, làm mới nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vật liệu đắp là khó khăn, trong khi đó vật liệu tại chỗ thì chưa được tận dụng do một số hạn chế nhất định. Đứng trước sự cấp thiết như hiện nay, việc sử dụng nguồn cung cấp vật liệu tại chỗ, vật liệu phế thải của từng địa phương sẽ là giải pháp cần thiết, cần phải đầu tư và nghiên cứu. Đối tượng cụ thể tác giả muốn hướng đến là tận dụng vật liệu đất tại chỗ, những mỏ đất thải của địa phương. Nghiên cứu các tính chất của nó và sử dụng biện pháp gia cố bằng phụ gia kháng trương nở đất TS kết hợp với chất kết dính vô cơ là xi măng để biến nó thành một hỗn hợp chắc chắn, ổn định, đủ điều kiện kỹ thuật cho xây dựng đường ô tô.

Hiện nay, có rất nhiều địa phương đã sử dụng và đã thành công với công nghệ gia cố vật liệu tại chỗ bằng phụ gia chống trương nở đất TS kết hợp với xi măng để làm nền móng cho đường ô tô. Căn cứ theo báo cáo số 304/BC-SGTVT về việc báo cáo đánh giá kết quả thi công thí điểm áp dụng công nghệ mới trong sửa chữa và xây dựng mới đường bộ của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn, so sánh tổng giá thành bình quân trên 3 tuyến đường: Giá thành so với vật liệu truyền thống (láng nhựa và cấp phối đá dăm) là 1.308.941.476 đồng/1 km. Đối với công nghệ gia cố vật liệu tại chỗ bằng phụ gia TS kết hợp với xi măng là 630.555.550 đồng/1 km. So trên tổng giá thành thì công nghệ phụ gia TS chỉ bằng 48% giá thành khi áp dụng công nghệ gia cố truyền thống. Trong bài báo, tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá cường độ của hỗn hợp đất gia cố bằng phụ gia chống trương nở đất TS kết hợp xi măng ứng dụng trong xây dựng đường ô tô ở tỉnh Tây Ninh.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận