Ngành Đường bộ phải tiếp tục đổi mới

Tác giả: HOÀNG LONG

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 18/02/2018 05:28

Đó là mục tiêu và cũng là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đối với ngành Đường bộ trong năm 2018 để xứng đáng với vị thế, vai trò của lĩnh vực quan trọng trong ngành GTVT.

 

1
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể kiểm tra Trung tâm Giám sát đường bộ

200 cầu dân sinh hoàn thành trước Tết nguyên đán

Theo ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, năm 2017 Tổng cục đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch được thực hiện chủ động, tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả của ngành GTVT. Do sự chỉ đạo tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và quyết liệt, công tác đảm bảo TTATGT, tổ chức giao thông, xử lý “điểm đen”, sơn kẻ tim đường, hệ thống báo hiệu đường bộ đã được thực hiện tốt, góp phần giảm TNGT, giải quyết bức xúc của dư luận, nâng cao ATGT, thuận lợi cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) tiếp tục được duy trì; hoàn thành thiết kế mẫu mô hình trạm KSTTX cố định; công tác kiểm tra chất lượng, tiến độ các dự án sửa chữa định kỳ, công tác quản lý và bảo dưỡng quốc lộ được duy trì thực hiện hiệu quả; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với chất lượng, tồn tại trong bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ. Thông qua hệ thống phần mềm quản lý vận tải, trung tâm quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thường xuyên được chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý theo quy định các đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm, góp phần đảm bảo ATGT, nâng cao chất lượng phục vụ; công tác quyết toán các dự án hoàn thành; giám sát thu phí các dự án BOT được tích cực thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. 

Cũng theo ông Cường, Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) được triển khai tích cực và khẩn trương. Theo đó, Tổng cục đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu xây lắp 92 dự án thành phần, khởi công 73 dự án, 467 cầu trên phạm vi 43 tỉnh (trong tổng số 50 tỉnh). Nhiều cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trước Tết Nguyên đán 2018 sẽ đưa vào sử dụng khoảng 200 cầu phục vụ bà con nhân dân đón Tết.

Đường bộ phải êm thuận, an toàn và hiện đại

2
Nhiều công nghệ mới, vật liệu mới được ứng dụng trong ngành Đường bộ

 

Bàn về những mục tiêu trong năm 2018, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, Tổng cục đặt nhiều mục tiêu lớn như: Xây dựng hồ sơ báo cáo tác động chính sách của Luật Giao thông đường bộ; tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch, đề án Bộ GTVT giao nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giao thông đường bộ; lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân toàn bộ nguồn vốn xây dựng cơ bản đã được giao năm 2018; tăng cường chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt; tham gia ý kiến các dự án đầu tư; nghiên cứu dài hạn, trung hạn về các giải pháp huy động vốn, tham mưu cho các cấp để có chính sách phù hợp, khả thi; lập phương án chuẩn bị đầu tư cho các công trình để phục vụ xây dựng kế hoạch bảo trì năm 2019, trong đó tập trung tổ chức kiểm tra hiện trường các tuyến đường bao gồm cả công tác bảo trì đối với các đoạn tuyến thực hiện dự án BOT; tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất lượng đối với các dự án sửa chữa định kỳ trên địa bàn cả nước nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các dự án sửa chữa định kỳ, kiểm tra công tác bảo dưỡng thường xuyên tuyến quốc lộ, đặc biệt là phần mặt đường…

Tổng cục tiếp tục tăng cường công tác rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ; ưu tiên sơn kẻ tim đường, sơn gờ giảm tốc, vạch mắt võng, đèn chiếu sáng cảnh báo trên các đoạn đường nhánh, khu vực nút giao; tăng cường phòng ngừa các nguy cơ cao tai nạn thảm khốc tại các đoạn đường đèo dốc, sương mù, thời tiết xấu; tổ chức lại giao thông tại các nút giao thông mật độ lớn mất ATGT bằng cách phân làn, biển báo, đèn tín hiệu giao thông, cống chui hay cầu vượt dân sinh; tiếp tục chỉ đạo, đổi mới tổ chức hoạt động công tác KSTTX theo hướng làm tại nơi cung cấp hàng; đẩy mạnh hoàn chỉnh các trạm cân tại các trạm thu phí; tăng cường xử lý tại các điểm nóng; lực lượng TTGT địa phương duy trì các trạm KSTTX; thực hiện xử phạt hành chính hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở bốc xếp tại mỏ, bến bãi vi phạm; chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị tốt vật tư dự phòng, phương tiện sẵn sàng công tác phòng, chống thiên tai.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai các văn bản QLPL về hoạt động vận tải sau khi Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP được ban hành; xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng du lịch, tuyến cố định sau khi được Bộ phê duyệt; sửa đổi, bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ hàng năm; tăng cường quản lý hoạt động vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; tiếp tục hoàn thiện phần mềm, bổ sung thêm các tính năng của hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (như phần mềm quản lý tuyến cố định, phần mềm quản lý xe hợp đồng...), ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối các sàn giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa với phương thức vận tải khác để làm cơ sở phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam; tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm tải cho vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải.

Đặc biệt, Tổng cục tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, đề tài khoa học công nghệ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước; tiếp tục triển khai hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng; thực hiện kế hoạch nhiệm vụ môi trường; triển khai Dự án “Thí điểm lắp đặt hệ thống chiếu sáng và thiết bị ATGT sử dụng năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượng trên một số tuyến quốc lộ và cao tốc”.

Trong thời gian tới, Tổng cục tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế; ứng dụng các phương pháp quản lý hiện đại và tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới về xây dựng, bảo trì mạng đường bộ; tiếp tục thu hút nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân và hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế...

Ý kiến của bạn

Bình luận