Nâng điều kiện đào tạo trình độ tiến sĩ

12/04/2017 05:09

Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ (TS) có hiệu lực từ ngày 18/5/2017. Quy chế mới nâng cao những quy định về trình độ ngoại ngữ, minh chứng về khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đối với ứng viên dự tuyển.

vh2
Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ. Ảnh: Thủy Trúc

Theo quy chế, chương trình đào tạo ở trình độ TS do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành. Và phải đáp ứng khối lượng học tập tối thiểu tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ (ThS) và tối thiểu 120 tín chỉ với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học (ĐH).

Thủ trưởng cơ sở đào tạo TS được quyết định lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai). Việc tuyển sinh được tổ chức 1 hoặc nhiều lần trong năm.

Người dự tuyển đào tạo trình độ TS phải có bằng tốt nghiệp ĐH loại giỏi trở lên hoặc bằng ThS. Người dự tuyển là tác giả 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Quy chế quy định ứng viên dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ. Chẳng hạn, bằng tốt nghiệp ĐH các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp bằng. Hay, chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Tổ chức đào tạo trình độ TS được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

Quy chế cũng quy định tiêu chuẩn người hướng dẫn độc lập có chức danh GS, PGS hoặc có bằng TS khoa học, TS có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Đối với người chưa có chức danh GS, PGS thì phải có tối thiểu 3 năm làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy kể từ khi có quyết định cấp bằng TS. Người hướng dẫn độc lập đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên. Và, là tác giả chính tối thiểu 1 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục của cơ sở dữ liệu ISI Thomson Reuters hoặc của cơ sở dữ liệu Scopus - Elsevier hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành.

Quy chế nhấn mạnh, người hướng dẫn độc lập phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc là nhà khoa học nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo. Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa hai người hướng dẫn.

Luận án TS là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.

Theo quy chế, chương trình đào tạo ở trình độ TS do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành. Và phải đáp ứng khối lượng học tập tối thiểu tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ (ThS) và tối thiểu 120 tín chỉ với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học (ĐH). 
Thủ trưởng cơ sở đào tạo TS được quyết định lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai). Việc tuyển sinh được tổ chức 1 hoặc nhiều lần trong năm.
 
Người dự tuyển đào tạo trình độ TS phải có bằng tốt nghiệp ĐH loại giỏi trở lên hoặc bằng ThS. Người dự tuyển là tác giả 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 
Quy chế quy định ứng viên dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ. Chẳng hạn, bằng tốt nghiệp ĐH các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp bằng. Hay, chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 
Tổ chức đào tạo trình độ TS được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh. 
Quy chế cũng quy định tiêu chuẩn người hướng dẫn độc lập có chức danh GS, PGS hoặc có bằng TS khoa học, TS có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Đối với người chưa có chức danh GS, PGS thì phải có tối thiểu 3 năm làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy kể từ khi có quyết định cấp bằng TS. Người hướng dẫn độc lập đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên. Và, là tác giả chính tối thiểu 1 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục của cơ sở dữ liệu ISI Thomson Reuters hoặc của cơ sở dữ liệu Scopus - Elsevier hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành. 
Quy chế nhấn mạnh, người hướng dẫn độc lập phải là giảng viên, ngjieen cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc là nhà khoa học nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo. Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa hai người hướng dẫn. 
Luận án TS là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
Ý kiến của bạn

Bình luận