Một số khuyến nghị cho chính sách của Nhà nước trong việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam

06/05/2018 14:07

Bài báo phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực tư nhân ở Việt Nam theo hình thức hợp tác công - tư trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị cho chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng thu hút khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

TÓM TẮT: Bài báo phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực tư nhân ở Việt Nam theo hình thức hợp tác công - tư trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị cho chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng thu hút khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

TỪ KHÓA: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư khu vực tư nhân.

ABSTRACT: Factor analysis contributes to attracting investment in transport infrastructure development in the private sector in Viet Nam in the form of public-private partnerships in the current period, thereby proposing recommendations. The policy of the State to improve the ability to attract the private sector to invest in development of transport infrastructure in Vietnam in the form of public-private partnership

Keywords: Investment in transport infrastructure development, attracting private sector investment.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, khu vực tư nhân đã và đang gặp một số quan ngại nhất định trong việc khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác công - tư. Từ những quan ngại đó, có thể nhận định một số quan điểm cơ bản để có thể tăng cường quan hệ đối tác công - tư trong việc xác định mục tiêu chiến lược, ra quyết định lựa chọn đối tác, dự án và triển khai xây dựng thể chế cũng như tạo môi trường thu hút khu vực tư nhân có trách nhiệm hợp tác và phát triển bền vững.

2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG VIỆT NAM

2.1. Những mong muốn và kỳ vọng của nhà đầu tư tư nhân khi tham gia PPP

Thực tế kinh nghiệm của các nước và Việt Nam trong thời gian qua cho thấy 4 kỳ vọng chính của nhà đầu tư tư nhân khi tham gia PPP:

- Lợi nhuận đầu tư: Có thể khẳng định mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ trong một môi trường đầu tư có thể dự đoán được. Họ rất sẵn lòng tham gia nếu các điều kiện đầu tư thuận lợi. Nắm rõ các nguyên lý kinh doanh, nhà đầu tư sẽ có động lực để cung cấp các dịch vụ đã thỏa thuận đạt hiệu quả tốt nhất có thể.

- Chia sẻ rủi ro: Thực tế chỉ ra rằng, các dự án GTVT chứa đựng những rủi ro bất thường. Nhà đầu tư muốn chia sẻ rủi ro với các đối tác có trang bị tốt. Họ muốn bảo vệ mình khỏi các rủi ro vượt tầm kiểm soát (rủi ro bất khả kháng) và yên tâm khi các rủi ro tiềm tàng được đa dạng hóa.

- Điều kiện kinh tế vĩ mô: Lợi nhuận của một dự án phụ thuộc chủ yếu vào môi trường kinh doanh tương lai. Sự bất ổn của các điều kiện vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chờ đợi những hành động thiết thực của chính phủ nhằm giảm bớt sự bất ổn trong đầu tư.

- Khung pháp lý: Trong lĩnh vực hạ tầng, khung pháp lý đầy đủ và minh bạch rất quan trọng vì vốn đầu tư lớn được cung cấp bởi các nhà đầu tư nước ngoài, thời gian hoàn vốn thường kéo dài (khoảng 25 năm) làm tăng nguy cơ tranh chấp hợp đồng. Các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được những mong đợi của nhà đầu tư, các rào cản và thách thức của PPP.

2.2. Các rào cản và thách thức khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức PPP

- Nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ của nhà đầu tư xuất phát từ: Khó dự đoán môi trường đầu tư trong tương lai, khả năng thực thi các cam kết và khả năng hỗ trợ của chính phủ bị giới hạn, thiếu minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, mức giá thu phí thấp, các chính sách chưa đồng bộ, các qui định pháp lý cần thiết, sự bảo trợ chính trị để tìm kiếm hợp đồng theo nguyên tắc không cạnh tranh và cơ chế điều tiết kém hấp dẫn đã khiến nhà đầu tư không đạt được kỳ vọng của mình. PPP không thể hoạt động tốt tại những quốc gia có môi trường thể chế yếu kém, nạn tham những, quan liêu, hoạt động điều hành quản lý của Nhà nước không hiệu quả, các cơ chế cưỡng chế thực thi hợp đồng kém hiệu lực và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh.

Do vậy, cần cải thiện các chính sách về PPP trong lĩnh vực đường bộ như sau:

- Chính phủ không nên giới hạn các đề xuất dự án của khu vực tư nhân, miễn là những đề xuất đó đáp ứng các mục tiêu của chính phủ;

- Lựa chọn các nhà đầu tư cần thực hiện theo một qui trình đánh giá cạnh tranh để tăng hiệu quả đầu tư;

- Do thời gian của hợp đồng nhượng quyền rất dài, các thỏa thuận hợp đồng không nên cố định trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, cần điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội;

- Chính phủ nên tập trung tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giảm thiểu chi phí từ mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và tư nhân.

3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THU HÚT KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM

Thực tiễn cho thấy, kênh khu vực tư nhân huy động vốn để tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, gồm: Vay ngân hàng, thị trường vốn, quỹ đầu tư phát triển hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của từng kênh huy động vốn và đưa ra những khuyến nghị giúp khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Bảng 3.1. Kênh đầu tư của tư nhân vào hạ tầng của khu vực tư nhân

Kênh huy động vốn

Vấn đề chính

Khuyến nghị

Ngân hàng

- Thiếu năng lực thẩm định đầu tư

- Sự vắng mặt của các khuôn khổ quản lý rủi ro

- Không phù hợp giữa nhu cầu dài hạn tài trợ cho cơ sở hạ tầng và tiền gửi ngắn hạn được tổ chức bởi các ngân hàng

- Nhận thức về tài sản thế chấp

- Tăng cường định hướng thương mại của ngân hàng và khuyến khích sử dụng hình thức hợp vốn

- Khuyến khích định hướng thương mại của ngân hàng để đa dạng danh mục đầu tư và quản lý rủi ro tốt hơn

- Sử dụng xếp hạng tín nhiệm của dự án bởi các cơ quan xếp hạng tín nhiệm nhằm tăng cường thẩm định rủi ro.

- Xây dựng chính sách khuyến khích các ngân hàng nhận tiền gửi dài hạn ứng với nhu cầu đầu tư dài hạn

 

Thị trường vốn

 - Thiếu công cụ đầu tư

- Thiếu minh bạch và các quy tắc về công khai thông tin

- Kết cấu hạ tầng thị trường vốn không đầy đủ

- Phát hành trái phiếu Chính phủ với các kỳ hạn khác nhau

 

Quỹ phát triển hạ tầng

- Quy trình thực hiện dự án phức tạp

- Chính sách của chính phủ không rõ ràng và không chắc chắn

- Rủi ro về tỷ giá

- Tinh giản quy trình thực hiện dự án theo Nghị định 78

- Thực hiện các quy định chuẩn bị dự án đã được cải thiện

- Mời nhà đầu tư tham gia vào quá trình đấu thầu cạnh tranh sau khi đã chuẩn bị dự án và thông báo cho khu vực tư nhân tham gia

- Làm rõ quy định về bảo lãnh và các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ cho dự án

- Thiết lập một chương trình vay nợ dài hạn do chính phủ hỗ trợ để giúp cho các dự án được chuẩn bị tốt dựa trên các tiêu chí về năng lực

Vốn của khu vực tư nhân

- Không có đầu thầu cạnh tranh

- Chuẩn bị dự án không đầu đủ

- Ít nhà đầu tư nước ngoài

- Dự án không vững về mặt tài chính

- Thiết lập các quy định rõ ràng về vai trò của doanh nghiệp trong đầu tư cơ sở hạ tầng

- Xây dựng các tiêu chí năng lực để được Chính phủ hỗ trợ tài chính đối với các dự án

- Chính phủ phối hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo và hỗ trợ cho các dự án về chuẩn bị dự án, bao gồm các thủ tục đấu thầu cạnh tranh

- Xây dựng quy định rõ ràng và thống nhất về việc chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư khu vực tư nhân.

- Xây dựng một cơ chế phối hợp rõ ràng và minh bạch của Chính phủ để nâng cao khả năng tài chính của các dự án tốt, đáp ứng được các tiêu chí về năng lực

- Sử dụng xếp hạng tín nhiệm đối với các dự án lớn để cho phép tiếp cận với nguồn vốn tư nhân với thời hạn dài hơn

Nguồn: Phân tích của tác giả

3.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm chính trước người dân về việc xây dựng hạ tầng giao thông, dù việc xây dựng và cung cấp dịch vụ hạ tầng giao thông do Nhà nước hay tư nhân đảm nhận, cụ thể là:

- Khởi xướng hợp tác công - tư: Chính phủ Việt Nam cần nhìn nhận được rằng khu vực tư nhân tham gia vào dự án PPP luôn mong muốn có tỷ suất lợi nhuận phù hợp, rủi ro ở mức chấp nhận được. Từ đó, các dự án giao thông được khởi xướng theo hình thức PPP phải là các dự án có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

- Đối tác trong hợp đồng dự án PPP: Nhà nước và nhà đầu tư nhân là hai đối tác bình đẳng trong triển khai dự án. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhận thức được vai trò đối tác của mình trong hợp đồng và có trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

- Hỗ trợ nhà đầu tư tư nhân: Hỗ trợ của Chính phủ là rất cần thiết để đảm bảo có thể thu hút được tư nhân tham gia và nhu cầu của người dân được thỏa mãn.

- Quản lý sự phát triển dự án PPP: Việt Nam cần thiết lập một khung chính sách, pháp luật hoàn chỉnh đối với dự án PPP. Các chính sách, quy định về dự án PPP cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng, có sự tham gia của các bên có liên quan, các chuyên gia. Các chính sách đối với dự án PPP cần xuyên suốt quy trình dự án và tạo được môi trường thuận lợi cho việc thực hiện quy trình đó.

3.2. Đối với nhà đầu tư tư nhân

Để dự án xây dựng hạ tầng giao thông thành công thì nhà đầu tư tư nhân là người chịu trách nhiệm chính về vận hành và kết quả dự án, cần nâng cao năng lực của mình.

- Nâng cao năng lực tài chính: Được thực hiện thông qua (i) tăng tỷ lệ vốn tự có để đảm bảo giảm rủi ro thanh khoản, giảm áp lực vốn vay; (ii) đa dạng hóa các kênh huy động vốn để đảm bảo chi phí vốn hợp lý, giảm thiểu rủi ro huy động; (iii) quản lý và sử dụng đồng vốn hiệu quả, hợp lý.

- Nâng cao năng lực chuyên môn: Thể hiện ở (i) năng lực chuyên môn của bản thân nhà đầu tư tư nhân (năng lực lập đề xuất dự án, năng lực lập thiết kế kỹ thuật, năng lực thi công xây dựng công trình, năng lực vận hành công trình); (ii) năng lực máy móc thiết bị; và/hoặc (iii) năng lực của nhà đầu tư tư nhân trong lựa chọn các nhà tư vấn và các nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn và kiểm soát được năng lực chuyên môn của các nhà tư vấn và các nhà thầu.

- Nâng cao năng lực quản lý: Thể hiện ở năng lực quản lý tài chính, năng lực quản lý thời gian (đảm bảo tiến độ), năng lực quản lý chất lượng, năng lực quản lý nhân lực và năng lực quản lý rủi ro. Mục đích nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, tiến độ, chất lượng công trình dự án theo yêu cầu.

3.3. Đối với các bên khác có liên quan

- Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hạ tầng giao thông theo hình thức PPP: Người sử dụng quyết định lưu lượng sử dụng, khả năng thu hồi vốn cũng như giá trị đồng tiền của dự án đầu tư theo hình thức PPP. Đối với người sử dụng dịch vụ thì mức phí sử dụng và chất lượng dịch vụ là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường quyền giám sát của nhóm đối tượng này trong giai đoạn thực hiện dự án. Việc tạo cơ chế cũng như khuyến khích sự tham dự của đại diện người sử dụng là Ban Giám sát cộng đồng vào các cuộc họp tham vấn giữa nhà đầu tư với người sử dụng trước khi nhà đầu tư triển khai dự án là một trong những giải pháp cần thiết. Mặt khác, trong các chính sách, quy định về đầu tư PPP cần làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi giám sát của Ban Giám sát cộng đồng trong các giai đoạn dự án, đặc biệt là giai đoạn thực hiện đầu tư. Hơn nữa, Nhà nước cần ban hành cụ thể hơn về vai trò, trách nhiệm của Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố trong việc minh bạch, công khai chất lượng và mức phí sử dụng các công trình được xây dựng theo hình thức PPP trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đối với các tổ chức tài trợ vốn thực hiện dự án PPP đường bộ: Các tổ chức tài trợ vốn đóng vai trò quan trọng đảm bảo vốn cho dự án đầu tư theo hình thức PPP. Các dự án PPP cơ sở hạ tầng giao thông có thời gian đầu tư và vận hành dài, thu hồi vốn chậm đòi hỏi ổn định nhân sự quản lý tín dụng đối với các dự án PPP tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngân hàng thương mại khi tham gia tài trợ vốn cho dự án cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức PPP...

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên xem xét kinh nghiệm của Hàn Quốc để hình thành Quỹ Bảo lãnh, Quỹ Công trình cơ sở hạ tầng giao thông, góp phần đảm bảo nguồn vốn cho các đơn vị thực hiện thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam trong những năm tới.

4. KẾT LUẬN

Sự ủng hộ và cam kết chính trị của Chính phủ có ý nghĩa quyết định đến sự tham gia của khu vực tư nhân. Sự cam kết của Chính phủ phải được chuyển thành hành động cụ thể, thông qua việc tuyên bố chính sách với định hướng rõ ràng và bền vững bằng văn bản pháp luật của Nhà nước.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ GTVT (2009), Nghiên cứu Hợp tác công tư ngành Đường bộ, Hà Nội.

[2]. Bộ GTVT (2015), Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT quy định về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng các dự án đầu tư theo hình thức PPP do Bộ GTVT quản lý, ban hành ngày 3 tháng 8 năm 2015, Hà Nội.

[3]. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.                          

[4]. ADB (2008), PPP handbook, Manila.

[5]. Banks, B. (2008), PPP projects in Australia road sector - A study of Airport Link Project, Conference on PPP in Vietnam, Ho Chi Minh City, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính.

[6]. Cuttaree, V. (2008), Successes and Failures of PPP projects, The World Bank Europe & Central Asia Region.

 1. ĐẶT VẤN ĐỀThực tế hiện nay ở Việt Nam, khu vực tư nhân đã và đang gặp một số quan ngại nhất định trong việc khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác công - tư. Từ những quan ngại đó, có thể nhận định một số quan điểm cơ bản để có thể tăng cường quan hệ đối tác công - tư trong việc xác định mục tiêu chiến lược, ra quyết định lựa chọn đối tác, dự án và triển khai xây dựng thể chế cũng như tạo môi trường thu hút khu vực tư nhân có trách nhiệm hợp tác và phát triển bền vững. 
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN THEO HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG VIỆT NAM2.1. Những mong muốn và kỳ vọng của nhà đầu tư tư nhân khi tham gia PPPThực tế kinh nghiệm của các nước và Việt Nam trong thời gian qua cho thấy 4 kỳ vọng chính của nhà đầu tư tư nhân khi tham gia PPP:- Lợi nhuận đầu tư: Có thể khẳng định mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ trong một môi trường đầu tư có thể dự đoán được. Họ rất sẵn lòng tham gia nếu các điều kiện đầu tư thuận lợi. Nắm rõ các nguyên lý kinh doanh, nhà đầu tư sẽ có động lực để cung cấp các dịch vụ đã thỏa thuận đạt hiệu quả tốt nhất có thể.- Chia sẻ rủi ro: Thực tế chỉ ra rằng, các dự án GTVT chứa đựng những rủi ro bất thường. Nhà đầu tư muốn chia sẻ rủi ro với các đối tác có trang bị tốt. Họ muốn bảo vệ mình khỏi các rủi ro vượt tầm kiểm soát (rủi ro bất khả kháng) và yên tâm khi các rủi ro tiềm tàng được đa dạng hóa.- Điều kiện kinh tế vĩ mô: Lợi nhuận của một dự án phụ thuộc chủ yếu vào môi trường kinh doanh tương lai. Sự bất ổn của các điều kiện vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chờ đợi những hành động thiết thực của chính phủ nhằm giảm bớt sự bất ổn trong đầu tư.- Khung pháp lý: Trong lĩnh vực hạ tầng, khung pháp lý đầy đủ và minh bạch rất quan trọng vì vốn đầu tư lớn được cung cấp bởi các nhà đầu tư nước ngoài, thời gian hoàn vốn thường kéo dài (khoảng 25 năm) làm tăng nguy cơ tranh chấp hợp đồng. Các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được những mong đợi của nhà đầu tư, các rào cản và thách thức của PPP.2.2. Các rào cản và thách thức khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức PPP- Nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ của nhà đầu tư xuất phát từ: Khó dự đoán môi trường đầu tư trong tương lai, khả năng thực thi các cam kết và khả năng hỗ trợ của chính phủ bị giới hạn, thiếu minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, mức giá thu phí thấp, các chính sách chưa đồng bộ, các qui định pháp lý cần thiết, sự bảo trợ chính trị để tìm kiếm hợp đồng theo nguyên tắc không cạnh tranh và cơ chế điều tiết kém hấp dẫn đã khiến nhà đầu tư không đạt được kỳ vọng của mình. PPP không thể hoạt động tốt tại những quốc gia có môi trường thể chế yếu kém, nạn tham những, quan liêu, hoạt động điều hành quản lý của Nhà nước không hiệu quả, các cơ chế cưỡng chế thực thi hợp đồng kém hiệu lực và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh.Do vậy, cần cải thiện các chính sách về PPP trong lĩnh vực đường bộ như sau:- Chính phủ không nên giới hạn các đề xuất dự án của khu vực tư nhân, miễn là những đề xuất đó đáp ứng các mục tiêu của chính phủ;- Lựa chọn các nhà đầu tư cần thực hiện theo một qui trình đánh giá cạnh tranh để tăng hiệu quả đầu tư;- Do thời gian của hợp đồng nhượng quyền rất dài, các thỏa thuận hợp đồng không nên cố định trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, cần điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội;- Chính phủ nên tập trung tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giảm thiểu chi phí từ mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và tư nhân.
3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THU HÚT KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN  HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAMThực tiễn cho thấy, kênh khu vực tư nhân huy động vốn để tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, gồm: Vay ngân hàng, thị trường vốn, quỹ đầu tư phát triển hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của từng kênh huy động vốn và đưa ra những khuyến nghị giúp khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tốt hơn. Bảng 3.1. Kênh đầu tư của tư nhân vào hạ tầng của khu vực tư nhânKênh huy động vốnVấn đề chínhKhuyến nghịNgân hàng- Thiếu năng lực thẩm định đầu tư- Sự vắng mặt của các khuôn khổ quản lý rủi ro- Không phù hợp giữa nhu cầu dài hạn tài trợ cho cơ sở hạ tầng và tiền gửi ngắn hạn được tổ chức bởi các ngân hàng- Nhận thức về tài sản thế chấp- Tăng cường định hướng thương mại của ngân hàng và khuyến khích sử dụng hình thức hợp vốn- Khuyến khích định hướng thương mại của ngân hàng để đa dạng danh mục đầu tư và quản lý rủi ro tốt hơn- Sử dụng xếp hạng tín nhiệm của dự án bởi các cơ quan xếp hạng tín nhiệm nhằm tăng cường thẩm định rủi ro.- Xây dựng chính sách khuyến khích các ngân hàng nhận tiền gửi dài hạn ứng với nhu cầu đầu tư dài hạn
Thị trường vốn- Thiếu công cụ đầu tư- Thiếu minh bạch và các quy tắc về công khai thông tin- Kết cấu hạ tầng thị trường vốn không đầy đủ- Phát hành trái phiếu Chính phủ với các kỳ hạn khác nhau
Quỹ phát triển hạ tầng- Quy trình thực hiện dự án phức tạp- Chính sách của chính phủ không rõ ràng và không chắc chắn- Rủi ro về tỷ giá- Tinh giản quy trình thực hiện dự án theo Nghị định 78- Thực hiện các quy định chuẩn bị dự án đã được cải thiện- Mời nhà đầu tư tham gia vào quá trình đấu thầu cạnh tranh sau khi đã chuẩn bị dự án và thông báo cho khu vực tư nhân tham gia- Làm rõ quy định về bảo lãnh và các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ cho dự án- Thiết lập một chương trình vay nợ dài hạn do chính phủ hỗ trợ để giúp cho các dự án được chuẩn bị tốt dựa trên các tiêu chí về năng lựcVốn của khu vực tư nhân- Không có đầu thầu cạnh tranh- Chuẩn bị dự án không đầu đủ- Ít nhà đầu tư nước ngoài- Dự án không vững về mặt tài chính- Thiết lập các quy định rõ ràng về vai trò của doanh nghiệp trong đầu tư cơ sở hạ tầng- Xây dựng các tiêu chí năng lực để được chính phủ hỗ trợ tài chính đối với các dự án - Chính phủ phối hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo và hỗ trợ cho các dự án về chuẩn bị dự án, bao gồm các thủ tục đấu thầu cạnh tranh- Xây dựng quy định rõ ràng và thống nhất về việc chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư khu vực tư nhân.- Xây dựng một cơ chế phối hợp rõ ràng và minh bạch của Chính phủ để nâng cao khả năng tài chính của các dự án tốt, đáp ứng được các tiêu chí về năng lực- Sử dụng xếp hạng tín nhiệm đối với các dự án lớn để cho phép tiếp cận với nguồn vốn tư nhân với thời hạn dài hơn
Nguồn: Phân tích của tác giả3.1. Đối với Nhà nướcNhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm chính trước người dân về việc xây dựng hạ tầng giao thông, dù việc xây dựng và cung cấp dịch vụ hạ tầng giao thông do Nhà nước hay tư nhân đảm nhận, cụ thể là: - Khởi xướng hợp tác công - tư: Chính phủ Việt Nam cần nhìn nhận được rằng khu vực tư nhân tham gia vào dự án PPP luôn mong muốn có tỷ suất lợi nhuận phù hợp, rủi ro ở mức chấp nhận được. Từ đó, các dự án giao thông được khởi xướng theo hình thức PPP phải là các dự án có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. - Đối tác trong hợp đồng dự án PPP: Nhà nước và nhà đầu tư nhân là hai đối tác bình đẳng trong triển khai dự án. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhận thức được vai trò đối tác của mình trong hợp đồng và có trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. - Hỗ trợ nhà đầu tư tư nhân: Hỗ trợ của Chính phủ là rất cần thiết để đảm bảo có thể thu hút được tư nhân tham gia và nhu cầu của người dân được thỏa mãn.- Quản lý sự phát triển dự án PPP: Việt Nam cần thiết lập một khung chính sách, pháp luật hoàn chỉnh đối với dự án PPP. Các chính sách, quy định về dự án PPP cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng, có sự tham gia của các bên có liên quan, các chuyên gia. Các chính sách đối với dự án PPP cần xuyên suốt quy trình dự án và tạo được môi trường thuận lợi cho việc thực hiện quy trình đó. 3.2. Đối với nhà đầu tư tư nhân Để dự án xây dựng hạ tầng giao thông thành công thì nhà đầu tư tư nhân là người chịu trách nhiệm chính về vận hành và kết quả dự án, cần nâng cao năng lực của mình. - Nâng cao năng lực tài chính: Được thực hiện thông qua (i) tăng tỷ lệ vốn tự có để đảm bảo giảm rủi ro thanh khoản, giảm áp lực vốn vay; (ii) đa dạng hóa các kênh huy động vốn để đảm bảo chi phí vốn hợp lý, giảm thiểu rủi ro huy động; (iii) quản lý và sử dụng đồng vốn hiệu quả, hợp lý. - Nâng cao năng lực chuyên môn: Thể hiện ở (i) năng lực chuyên môn của bản thân nhà đầu tư tư nhân (năng lực lập đề xuất dự án, năng lực lập thiết kế kỹ thuật, năng lực thi công xây dựng công trình, năng lực vận hành công trình); (ii) năng lực máy móc thiết bị; và/hoặc (iii) năng lực của nhà đầu tư tư nhân trong lựa chọn các nhà tư vấn và các nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn và kiểm soát được năng lực chuyên môn của các nhà tư vấn và các nhà thầu. - Nâng cao năng lực quản lý: Thể hiện ở năng lực quản lý tài chính, năng lực quản lý thời gian (đảm bảo tiến độ), năng lực quản lý chất lượng, năng lực quản lý nhân lực và năng lực quản lý rủi ro. Mục đích nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, tiến độ, chất lượng công trình dự án theo yêu cầu. 3.3. Đối với các bên khác có liên quan - Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hạ tầng giao thông theo hình thức PPP: Người sử dụng quyết định lưu lượng sử dụng, khả năng thu hồi vốn cũng như giá trị đồng tiền của dự án đầu tư theo hình thức PPP. Đối với người sử dụng dịch vụ thì mức phí sử dụng và chất lượng dịch vụ là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường quyền giám sát của nhóm đối tượng này trong giai đoạn thực hiện dự án. Việc tạo cơ chế cũng như khuyến khích sự tham dự của đại diện người sử dụng là Ban Giám sát cộng đồng vào các cuộc họp tham vấn giữa nhà đầu tư với người sử dụng trước khi nhà đầu tư triển khai dự án là một trong những giải pháp cần thiết. Mặt khác, trong các chính sách, quy định về đầu tư PPP cần làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi giám sát của Ban Giám sát cộng đồng trong các giai đoạn dự án, đặc biệt là giai đoạn thực hiện đầu tư. Hơn nữa, Nhà nước cần ban hành cụ thể hơn về vai trò, trách nhiệm của Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố trong việc minh bạch, công khai chất lượng và mức phí sử dụng các công trình được xây dựng theo hình thức PPP trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đối với các tổ chức tài trợ vốn thực hiện dự án PPP đường bộ: Các tổ chức tài trợ vốn đóng vai trò quan trọng đảm bảo vốn cho dự án đầu tư theo hình thức PPP. Các dự án PPP cơ sở hạ tầng giao thông có thời gian đầu tư và vận hành dài, thu hồi vốn chậm đòi hỏi ổn định nhân sự quản lý tín dụng đối với các dự án PPP tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngân hàng thương mại khi tham gia tài trợ vốn cho dự án cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức PPP...Ngoài ra, Việt Nam cũng nên xem xét kinh nghiệm của Hàn Quốc để hình thành Quỹ Bảo lãnh, Quỹ Công trình cơ sở hạ tầng giao thông, góp phần đảm bảo nguồn vốn cho các đơn vị thực hiện thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam trong những năm tới.
4. KẾT LUẬNSự ủng hộ và cam kết chính trị của Chính phủ có ý nghĩa quyết định đến sự tham gia của khu vực tư nhân. Sự cam kết của Chính phủ phải được chuyển thành hành động cụ thể, thông qua việc tuyên bố chính sách với định hướng rõ ràng và bền vững bằng văn bản pháp luật của Nhà nước o
Tài liệu tham khảo[1]. Bộ GTVT (2009), Nghiên cứu Hợp tác công tư ngành Đường bộ, Hà Nội.[2]. Bộ GTVT (2015), Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT quy định về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng các dự án đầu tư theo hình thức PPP do Bộ GTVT quản lý, ban hành ngày 3 tháng 8 năm 2015, Hà Nội.[3]. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.                          [4]. ADB (2008), PPP handbook, Manila.[5]. Banks, B. (2008), PPP projects in Australia road sector - A study of Airport Link Project, Conference on PPP in Vietnam, Ho Chi Minh City, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính.[6]. Cuttaree, V. (2008), Successes and Failures of PPP projects, The World Bank Europe & Central Asia Region.

Ý kiến của bạn

Bình luận