Một nghiên cứu về đất gia cố xi măng trong xây dựng đường ô tô tại Tây Ninh

Diễn đàn khoa học 27/11/2020 09:43

Tây Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Nam bộ có tổng chiều dài các tuyến đường là 4.785,6 km, tỷ lệ nhựa hóa mới chỉ đạt 28,2%. Hiện nay, nguồn cung ứng vật liệu tốt dùng làm móng đường ngày càng khó khăn nên việc sử dụng vật liệu địa phương là đất gia cố xi măng để nâng cao chất lượng công trình là cần thiết, giảm giá thành xây dựng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đất gia cố xi măng dùng trong xây dựng móng đường.

 Tác giả: TS. NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
              Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minhn
              KS. TẠ MỘNG THÀNH
              Ban QLDA Đầu tư xây dựng ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh

Image704701
 

Tây Ninh là tỉnh nằm trên vùng đất cao của đồng bằng Nam bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có khu vực núi Bà Đen cao đến 986 m, còn lại đều thấp hơn 50 m. Là một tỉnh biên giới thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 4.039,66 km2 [4], với các tuyến giao thông huyết mạch như: QL22, QL22B, ĐT782 - ĐT784... kết nối Tây Ninh với các tỉnh thành lân cận. Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh là cầu nối gần nhất giữa TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), có tiềm năng đặc biệt về phát triển kinh tế cửa khẩu (có 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát; 4 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác). Cùng với thế mạnh trên tỉnh Tây Ninh còn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, dịch vụ.

Hệ thống đường bộ của tỉnh Tây Ninh gồm có 2 tuyến quốc lộ (QL22 và QL22B) do Trung ương quản lý, 40 tuyến đường tỉnh do tỉnh quản lý và các hệ thống đường giao thông nông thôn do các huyện/thị quản lý, với tổng chiều dài 4.785,6 km [4], về cơ bản đã hình thành các trục giao thông chính kết nối được từ trung tâm tỉnh đến trung tâm các huyện - thị cũng như kết nối Tây Ninh với các tỉnh thành lân cận. Tuy nhiên, với chiều dài như trên nhưng tỷ lệ nhựa hóa toàn tỉnh mới chỉ đạt 28,2%. Trong đó, các tuyến đường tỉnh có tỷ lệ nhựa hóa đạt 89,9%, các tuyến đường huyện tỷ lệ nhựa hóa là 4Error connect Memcache ...1,8%, các tuyến đường xã tỷ lệ nhựa hóa chỉ đạt 2,4% và các tuyến đường phố chính đô thị có tỷ lệ nhựa hóa là 34,3% [4].

Với một tỉnh có nhu cầu nguồn vật liệu dùng xây dựng đường ô tô nhiều như Tây Ninh, trong khi nguồn vật liệu địa phương có chất lượng tốt dùng làm móng đường ngày càng khan hiếm nên công nghệ gia cố đất được đề cập. Tuy nhiên, từ các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy không phải loại đất nào gia cố xi măng cũng có thể mang lại hiệu quả tốt. Ở Tây Ninh phổ biến loại đất sét pha rất đặc trưng, loại đất này có độ ẩm tốt nhất khá nhỏ, khi trời mưa đất ngậm nước dễ bị trương nở, biến dạng lớn nhưng khi khô thì rất cứng, loại đất này khi dùng làm nền móng đường ở những khu vực có chế độ thủy nhiệt kém thì nền đường dễ bị hư hỏng. Vấn đề đặt ra là loại đất này có thể tận dụng dùng làm móng trên, thậm chí làm vật liệu mặt đường để thay thế các loại vật liệu truyền thống được không. Giải pháp gia cố đất bằng xi măng được đề xuất nhằm góp phần vào việc phát triển bền vững hệ thống giao thông trên toàn tỉnh và nghiên cứu sau đây sẽ trình bày kết quả thực nghiệm về loại đất sét pha gia cố xi măng dùng trong xây dựng đường ô tô tại Tây Ninh.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây   

Ý kiến của bạn

Bình luận