Lao động có chuyên môn sẽ thất nghiệp vì công nghệ

02/11/2016 16:53

Các nghiên cứu của Richard Susskind và Daniel Susskind tại Đại học Harvard cho thấy người lao động có chuyên môn sẽ bị đào thải trong vài thập niên tới.

 

hbss_jmuu


Theo nghiên cứu, hầu hết những người có tay nghề bị thay thế bằng những kiểu nhân viên mới hoặc cách sử dụng công nghệ.

Richard Susskind và Daniel Susskind thực hiện gần 100 cuộc phỏng vấn, với những lãnh đạo và nhà tài trợ trong 8 lĩnh vực: Sức khỏe, luật, giáo dục, thanh tra thuế, tư vấn, báo chí, kiến trúc và thần học để tìm hiểu các thành tựu vượt trội trong ngành này.

Họ cũng nghiên cứu hơn 800 nguồn liên quan, từ sách và dữ liệu online. Cả hai đưa ra nhiều bằng chứng chứng tỏ sự thay đổi từ gốc rễ trong công việc chuyên môn đang diễn ra.

Tổng lượt ghé thăm hàng tháng đến trang WebMD – cung cấp những thông tin về sức khỏe, lớn hơn tổng lượt đến tư vấn các bác sĩ tại Mỹ. Hằng năm, 60 triệu vụ tranh cãi giữa các thương gia trên trang web bán hàng trực tuyến eBay được giải quyết bằng cách sử dụng công cụ online thay vì tìm đến luật sư và quan tòa. Con số này gấp ba lần vụ kiện mỗi năm trong hệ thống Tòa án Mỹ.

Năm 2014, Chi cục thuế của Mỹ nhận các mẫu khai thuế điện tử từ gần 50 triệu người sử dụng phần mềm khai báo thuế, hơn hẳn từ các chuyên gia. Tại trang thư viện thiết kế WikiHouse, một cộng đồng trực tuyến đã tạo nên ngôi nhà có thể được in ra và lắp ráp với giá dưới 50.000 bảng.

Tương tự, năm 2011, Tòa thánh Vatican đã ủng hộ ứng dụng kỹ thuật số đầu tiên mang tên Confession, giúp các tín đồ xưng tội cho mình.

Về cơ bản, khi kiến thức chuyên ngành được hệ thống hóa, chúng được bán trực tuyến, như một dịch vụ tính phí hoặc miễn phí, nhằm thúc đẩy các nguồn tài nguyên mở. Thực tế đã có nhiều bằng chứng về dịch vụ như thế.

Những nhận định rằng công việc hàn lâm sẽ không bị công nghệ thế chỗ, thường dựa trên hai giả định: Máy tính không thể thực hiện phán xét hay sáng tạo cũng như đồng cảm, trong khi đây là những nhân tố thiết yếu để cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp.

Vấn đề đầu tiên của quan niệm này nằm ở thực nghiệm. Như nghiên cứu của hai nhà khoa học cho thấy chia công việc chuyên môn thành nhiều nhiệm vụ, chính những phần này hóa ra lại bình thường và thực sự không cần đến sự xét đoán, sức sáng tạo hay đồng cảm.

Vấn đề thứ hai xuất phát từ quan niệm. Việc cố chấp với suy nghĩ rằng chỉ đạt kết quả trong tư vấn chuyên nghiệp bởi những chuyên gia thực cùng tính sáng tạo và cảm thông, thường dựa trên những gì mà chúng ta gọi là “Ngụy biện trí tuệ nhân tạo” (AI fallacy) – quan điểm cho rằng điều duy nhất để máy móc hoạt động hiệu quả là sao chép cách làm việc của các chuyên gia.

Trong những nền kinh tế tân tiến nhất, người ta sẽ quan tâm nhiều đến giá cả leo thang của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự thiếu tiếp cận công lý, tính bất cập trong giáo dục và thất bại của kiểm toán với bê bối tài chính khổng lồ. Chính vì thế, những công việc hàn lâm cần thay đổi. Công nghệ buộc chúng phải làm điều đó.

Ý kiến của bạn

Bình luận