Khốn khổ vì “lô cốt” nhờn thuốc

Ý kiến 28/04/2016 05:23

Nhiều công trình thuộc các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo vệ sinh môi trường, thoát nước và hạ tầng giao thông... vốn được ví như "lô cốt" (do chiếm dụng lòng đường, tiến độ kéo dài) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tiếp tục vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong quá trình thi công. Tình trạng "nhờn thuốc" này khiến người dân khốn khổ...

Khốn khổ vì “lô cốt” nhờn thuốc

Rào chắn vẫn ngổn ngang trên các tuyến đường TP Hồ Chí Minh dịp lễ 30-4 và 1-5 cận kề.

Công trình chiếm đường

Tại công trình xây dựng hệ thống thoát nước đường Đỗ Xuân Hợp (Quận 9), nhiều rào chắn "án ngữ" tới 2/3 mặt đường. Được biết, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò; đơn vị thi công là liên doanh Công ty CP Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO và Công ty TNHH Liên doanh VIC. Công trình khởi công ngày 20-10-2014 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang và không biết bao giờ mới hoàn thành. Trước tình trạng này, người dân sống dọc tuyến đường rất bức xúc vì tiến độ kéo dài, các vị trí rào chắn không bảo đảm vệ sinh môi trường. Vào giờ cao điểm, khu vực thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Tương tự, công trình nâng cấp, mở rộng đường Trần Não (Quận 2), do Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 làm chủ đầu tư, thi công từ tháng 5-2014 đến nay vẫn dở dang. Điều đáng nói, hiện 1/2 mặt đường Trần Não đã được chủ đầu tư nâng cao cả mét. Nhiều nhà dân sống dọc đường này bỗng dưng tụt xuống 30 đến 60cm so với mặt đường. Nhiều hộ dân lo ngại, nếu mùa mưa tới, cộng với triều cường thì nhà cửa sẽ ngập sâu trong nước. Ngoài ra, hiện đang là thời điểm nắng nóng nhất trong năm tại TP Hồ Chí Minh, việc công trình đang thi công khiến cho bụi bặm suốt cả ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

Theo thống kê từ Thanh tra Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn thành phố có 51 vị trí (tăng 3 vị trí) rào chắn trên đường bộ để phục vụ thi công các công trình hệ thống thoát nước có vốn ODA và các dự án khác. Tuy nhiên, các vị trí rào chắn trên thường xuyên vi phạm quy định. Lực lượng Thanh tra Sở GT-VT đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với 43 lượt vi phạm; trong đó có 15 trường hợp không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công xong. Đồng thời, có 6 trường hợp không treo biển công bố thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ; 5 trường hợp không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn; 5 trường hợp không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp theo đúng quy định...

Mức phạt chưa đủ răn đe

Ông Nguyễn Bật Hận, Phó Chánh Thanh tra Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh cho hay, nguyên nhân dẫn đến các đơn vị thi công "nhờn thuốc" là các quy định về xử phạt hành chính hiện nay còn quá nhẹ. Thế nên, để chấn chỉnh và buộc các đơn vị này thực hiện nghiêm thì phải điều chỉnh chế tài xử lý. Cụ thể, Thanh tra Sở đã đề nghị các chủ đầu tư cần kiên quyết từ chối có thời hạn từ 1 đến 2 năm việc tham gia nhận đấu thầu thi công đối với các nhà thầu đã xảy ra vi phạm, bị xử phạt hành chính từ 3 lần trở lên về cùng một hành vi vi phạm khi thi công tại một công trình hoặc một gói thầu. 

Cũng theo ông Hận, Thanh tra Sở cũng đã có văn bản đề nghị Sở GT-VT trình lên UBND TP Hồ Chí Minh quy định đối với nhà thầu thi công, nếu vi phạm 3 lần trên một công trình hoặc một gói thầu, cùng một hành vi thì không được tham gia đấu thầu từ 1 đến 2 năm trên địa bàn thành phố; không được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép nếu chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, chính quyền các quận, huyện trên địa bàn thành phố kiên quyết từ chối và không chấp nhận việc tham gia thi công của các nhà thầu vi phạm nhiều lần.

Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh vừa yêu cầu các chủ đầu tư và đơn vị thi công tạm ngừng thi công tất cả các công trình đào đường để lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố trong thời gian hai ngày 30-4, 1-5. Công trình có rào chắn chiếm dụng mặt đường đang khai thác được phép tồn tại hàng rào công trường nhưng phải thu gọn và bảo đảm vệ sinh.

Công trình chiếm đường

Tại công trình xây dựng hệ thống thoát nước đường Đỗ Xuân Hợp (Quận 9), nhiều rào chắn "án ngữ" tới 2/3 mặt đường. Được biết, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò; đơn vị thi công là liên doanh Công ty CP Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO và Công ty TNHH Liên doanh VIC. Công trình khởi công ngày 20-10-2014 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang và không biết bao giờ mới hoàn thành. Trước tình trạng này, người dân sống dọc tuyến đường rất bức xúc vì tiến độ kéo dài, các vị trí rào chắn không bảo đảm vệ sinh môi trường. Vào giờ cao điểm, khu vực thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Tương tự, công trình nâng cấp, mở rộng đường Trần Não (Quận 2), do Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 làm chủ đầu tư, thi công từ tháng 5-2014 đến nay vẫn dở dang. Điều đáng nói, hiện 1/2 mặt đường Trần Não đã được chủ đầu tư nâng cao cả mét. Nhiều nhà dân sống dọc đường này bỗng dưng tụt xuống 30 đến 60cm so với mặt đường. Nhiều hộ dân lo ngại, nếu mùa mưa tới, cộng với triều cường thì nhà cửa sẽ ngập sâu trong nước. Ngoài ra, hiện đang là thời điểm nắng nóng nhất trong năm tại TP Hồ Chí Minh, việc công trình đang thi công khiến cho bụi bặm suốt cả ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

Theo thống kê từ Thanh tra Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn thành phố có 51 vị trí (tăng 3 vị trí) rào chắn trên đường bộ để phục vụ thi công các công trình hệ thống thoát nước có vốn ODA và các dự án khác. Tuy nhiên, các vị trí rào chắn trên thường xuyên vi phạm quy định. Lực lượng Thanh tra Sở GT-VT đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với 43 lượt vi phạm; trong đó có 15 trường hợp không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công xong. Đồng thời, có 6 trường hợp không treo biển công bố thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ; 5 trường hợp không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn; 5 trường hợp không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp theo đúng quy định...

Mức phạt chưa đủ răn đe

Ông Nguyễn Bật Hận, Phó Chánh Thanh tra Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh cho hay, nguyên nhân dẫn đến các đơn vị thi công "nhờn thuốc" là các quy định về xử phạt hành chính hiện nay còn quá nhẹ. Thế nên, để chấn chỉnh và buộc các đơn vị này thực hiện nghiêm thì phải điều chỉnh chế tài xử lý. Cụ thể, Thanh tra Sở đã đề nghị các chủ đầu tư cần kiên quyết từ chối có thời hạn từ 1 đến 2 năm việc tham gia nhận đấu thầu thi công đối với các nhà thầu đã xảy ra vi phạm, bị xử phạt hành chính từ 3 lần trở lên về cùng một hành vi vi phạm khi thi công tại một công trình hoặc một gói thầu. 

Cũng theo ông Hận, Thanh tra Sở cũng đã có văn bản đề nghị Sở GT-VT trình lên UBND TP Hồ Chí Minh quy định đối với nhà thầu thi công, nếu vi phạm 3 lần trên một công trình hoặc một gói thầu, cùng một hành vi thì không được tham gia đấu thầu từ 1 đến 2 năm trên địa bàn thành phố; không được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép nếu chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, chính quyền các quận, huyện trên địa bàn thành phố kiên quyết từ chối và không chấp nhận việc tham gia thi công của các nhà thầu vi phạm nhiều lần.

Ý kiến của bạn

Bình luận