Kết quả điều tra tình trạng của thép chịu thời tiết áp dụng ở cầu Chợ Thượng

Khoa học - Công nghệ 05/06/2014 10:37

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH Trường Đại học Giao thông vận tải TS. MASAHIDE TAKAGI Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal Người phản biện: PGS. TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY


Tóm tắt: Cầu Chợ Thượng được xây dựng vào năm 1999 ở tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, sử dụng vật liệu thép chịu được thời tiết dựa trên Tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản. Để đánh giá tình trạng gỉ của loại thép chịu thời tiết này sau 13 năm khai thác, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Giao thông vận tải (Việt Nam) và Tập đoàn thép Nippon Steel & Sumitomo Metal (Nhật Bản) đã cùng nhau tiến hành nghiên cứu điều tra tình trạng ăn mòn của cầu từ năm 2005 đến nay. Bài báo trình bày tóm tắt kết quả điều tra, đánh giá tình trạng ăn mòn của thép chịu thời tiết ở cầu Chợ Thượng. Qua đó có thể đánh giá rằng thép chịu thời tiết hoàn toàn có thể áp dụng được ở Việt Nam.

Abstract: Cho Thuong Bridge was constructed in 1999 in Ha Tinh province of Vietnam, using weathering steel materials based on the Japanese standard JIS. To assess the status of the weathering steel after 13 years of service, the research group from the University of Transport and Communications of Vietnam and Nippon Steel & Sumitomo Metal Corporation of Japan have together process study and investigating of corrosion status of the bridge from 2005 to present. This article presents a summary of the investigation esults, assessment of corrosion status of weathering steel in Cho Thuong Bridge. Thereby can appreciate that, fully weathering steel can be applied in Vietnam.

Công trình cầu chiếm một vị trí quan trọng trong cơ sở hạ tầng xã hội. Theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, yêu cầu tuổi thọ của cầu là 100 năm. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản…, bên cạnh việc đầu tư rất lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các công nghệ tiên tiến cũng được nâng cao. Tuy nhiên, đến nay, sau một thời gian dài khai thác, sự gia tăng của chi phí bảo trì cho các cơ sở hạ tầng đó đã trở thành một vấn đề của các nước phát triển này. Do đó, vấn đề đặt ra là đối với một công trình xây dựng không chỉ phải giảm chi phí xây dựng mà còn phải giảm tổng chi phí vòng đời cho công trình đó (LCC), bao gồm chi phí qui hoạch, thiết kế, xây dựng và duy tu bảo dưỡng. Trong công trình cầu thép, để giảm được LCC, việc nghiên cứu vật liệu có thể duy trì tính năng trong vòng tuổi thọ 100 năm với chi phí duy tu bảo dưỡng ít (chi phí cho sơn phủ) đang trở thành mối quan tâm lớn.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 5/2014

Bia nho

Ý kiến của bạn

Bình luận